Hầu hết các nhiếp ảnh gia bắt đầu cuộc hành trình của họ bằng việc chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên. Khi họ tiến bộ và phát triển các kỹ năng của mình, một số lựa chọn học hỏi và thành thạo chụp ảnh với đèn flash, trong khi những người khác lựa chọn cách tinh chỉnh và hoàn thiện tính thẩm mỹ với ánh sáng tự nhiên.
Mặc dù không có con đường nào là ĐÚNG hay SAI, nhưng chúng tôi khuyên bạn vẫn nên nắm bắt được cách sử dụng đèn flash khi chụp ảnh, ngay cả khi bạn thuộc nhóm nhiếp ảnh gia có phong cách được xác định là “ánh sáng tự nhiên” hay “sáng sủa và thoáng mát”.
Việc hiểu biết đầy đủ về đèn flash giúp nhiếp ảnh gia có toàn quyền kiểm soát cảnh chụp, bất kể điều kiện thời tiết và ánh sáng xung quanh. Điều đó KHÔNG có nghĩa là tất cả các nhiếp ảnh gia bắt buộc PHẢI sử dụng đèn flash, mà là họ nên có kiến thức và chuyên môn để sử dụng nó, vì khi làm như vậy sẽ tạo ra một hình ảnh đẹp hơn hoặc một hình ảnh phù hợp hơn với tầm nhìn sáng tạo của họ.
Bước 1: Nhận ra lý do bạn cần sử dụng Flash khi chụp ảnh
Trong một số tình huống nhất định, ánh sáng tự nhiên chỉ đơn giản là không đủ. Dưới đây là 4 lý do hàng đầu giải thích tại sao bạn cần sử dụng Flash khi chụp ảnh:
- Kiểm soát / Điều chỉnh ánh sáng: Mặt trời là nguồn sáng mạnh mẽ, bạn có thể khó thử nghiệm và điều chỉnh một nguồn sáng lớn như vậy. Đèn flash cho phép bạn làm điều đó.
- Kiểm soát hướng ánh sáng: Bạn có thể định giờ cho các cảnh chụp của mình vào khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn buộc phải chụp vào các giờ cao điểm hoặc vào ban đêm? Sử dụng OCF cho phép bạn thay đổi góc và hướng của nguồn sáng một cách tự do.
- Kiểm soát chất lượng ánh sáng: Đối với phần lớn thời gian trong ngày, mặt trời là nguồn ánh sáng khắc nghiệt, chỉ có một số cách điều chỉnh để làm cho ánh sáng dịu hơn. Flash mang đến khả năng tạo ra chất lượng ánh sáng chính xác với các công cụ điều chỉnh đèn flash như MagMod.
- Kiểm soát màu sắc của ánh sáng: Đây là nơi sự sáng tạo của đèn flash hoàn toàn vượt qua ánh nắng mặt trời tự nhiên.
Bước 2: Hiểu rõ sự khác biệt giữa TTL và Manual Flash
Khi nói đến nhiếp ảnh như một người chuyên nghiệp, bạn cần có sự kiểm soát và độ chính xác. Bạn có thể sẽ không muốn máy ảnh đưa ra quyết định thay cho bạn, vì điều này khiến bạn khó sao chép lại cài đặt, tìm ra cách khắc phục sự cố, hoặc thậm chí gây cản trở tính sáng tạo của bạn.
Vì vậy, hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa chế độ TTL và Manual Flash:
- TTL (Through the Lens) – Đèn flash đọc tình huống và tự đưa ra phán đoán chính xác nhất: Đèn flash sẽ nháy thử trước, thực hiện phép đo chỉ số ánh sáng, sau đó mới kích hoạt đèn flash ở mức công suất mà nó xem là sẽ phơi sáng đúng cho bức ảnh. Ưu điểm lớn nhất là nó tự động và bạn không cần phải suy nghĩ tính toàn nhiều, nhưng nó cũng đi kèm với một danh sách dài các nhược điểm, đó là lý do tại sao chúng tôi thích điều khiển đèn flash của mình theo cách thủ công.
- Manual Flash – Người chụp kiểm soát chính xác cường độ ánh sáng: Nếu bạn muốn có sự chính xác và kiểm soát mọi thứ, hay muốn mọi bức ảnh của mình đều có độ phơi sáng như nhau để khi tiến hành hậu kỳ sẽ đỡ vất vả hơn.
Bước 3: Tìm hiểu 5 kiểu ánh sáng phổ biến nhất
- Flat Light: Ánh sáng phẳng chiếu thẳng vào đối tượng từ góc của ống kính. Ánh sáng phẳng là kiểu chiếu sáng ít ấn tượng nhất, vì nó tạo ra ít bóng đổ nhất trên khuôn mặt chủ thể.
- Butterfly Light: Chiếu ngay vào phía trước và phía trên khuôn mặt của chủ thể. Điều này tạo ra bóng đổ ngay bên dưới các đặc điểm của khuôn mặt chủ thể.
- Loop Light: Thuộc vùng trung bình vừa đẹp. Nơi hầu hết khuôn mặt vẫn ở trong ánh sáng, nhưng bạn vẫn có đủ bóng đổ để mang lại một số đường nét.
- Rembrandt Light: Di chuyển ánh sáng chính xung quanh chủ thể cho đến khi bóng của chiếc mũi chạm vào bóng của khuôn mặt. Điều này chủ yếu để lại một bên của khuôn mặt trong bóng tối, nhưng giữ một “hình tam giác sáng” trên xương gò má và mắt.
- Split Light: Thiết lập ánh sáng chính trực tiếp góc 90° ở bên phải hoặc bên trái khuôn mặt chủ thể. Đường phân tách ánh sáng và bóng tối sẽ ở giữa phần mũi và cằm. Điều này tạo ra ánh sáng ấn tượng nhất.
Bước 4: Lựa chọn chất lượng ánh sáng của bạn
Không có đúng hay sai tuyệt đối khi nói đến thế giới nghệ thuật của nhiếp ảnh, tuy nhiên, luôn có những thứ có xu hướng tốt hơn cho các tình huống cụ thể. Hãy thảo luận về sự khác biệt giữa 4 chất lượng khác nhau của ánh sáng.
- Soft Light: Có sự chuyển đổi nhẹ nhàng từ vùng sáng sang vùng tối.
- Hard Light: Là sự chuyển đổi rõ từ vùng sáng sang vùng tối trên một chủ thể.
- Diffused Light: Ánh sáng bị loại bỏ chất phản chiếu được gọi là ánh sáng khuếch tán, khi chiếu vào chủ thể, ánh sáng phản chiếu không phản xạ trở lại máy ảnh. Thể hiện được chất lượng ánh sáng dịu và lan tỏa.
- Specular Light: Ánh sáng vẫn giữ được chất phản chiếu, khi chiếu vào chủ thể, ánh sáng phản chiếu sẽ phản xạ trở lại máy ảnh. Ánh sáng này có điểm sáng mạnh hơn và độ tương phản mạnh hơn.
Bước 5: Cân bằng đèn Flash với Ánh sáng môi trường
Về lý thuyết, việc cân bằng đèn flash với ánh sáng môi trường xung quanh rất đơn giản: Công suất đèn flash thấp hơn kết hợp với tốc độ màn trập dài hơn mang lại cái nhìn tự nhiên hơn, và công suất đèn flash cao hơn với tốc độ màn trập ngắn hơn sẽ tạo ra thứ gì đó ấn tượng hơn.
Nhìn vào cảnh bạn sẽ chụp và nghĩ xem bạn muốn hậu cảnh trông như thế nào mà không cần chú ý nhiều đến cách chủ thể sẽ được phơi sáng, làm việc lại với các thông số về tốc độ đồng bộ hóa đèn flash của máy ảnh. Sau khi bạn đã xem xét xong, chúng ta có thể chuyển sang bước tiếp theo – thêm đèn flash.
Khi chụp ảnh với đèn flash, khẩu độ của bạn sẽ xác định lượng ánh sáng từ flash đi vào cảm biến. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã chọn một khẩu độ rộng cho phông nền mong muốn, bạn sẽ cần công suất đèn flash thấp hơn để có được độ phơi sáng lý tưởng. Công suất của đèn flash thì được xác định bởi từng mẫu mã, kiểu dáng, bạn có thể tham khảo và tìm mua những cái phù hợp với nhu cầu của mình.
Để có cái nhìn tự nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên giảm công suất đèn flash và tăng độ phơi sáng từ môi trường xung quanh.
Bước 6: Ghi nhớ cách tính toán Công suất đèn Flash
Ví dụ, nếu bạn bố trí đèn cách chủ thể 1 mét và bạn nhận được 100% công suất đèn flash chiếu vào chủ thể. Bạn di chuyển đèn lùi lại 1 mét và bây giờ bạn đang ở khoảng cách 2 mét, liệu điều đó có phải là bạn đã mất một nửa ánh sáng, khoảng 50%? MẶc dù nó có vẻ hợp lý nhưng không phải vậy. Bạn thực sự đã mất tới 75% ánh sáng.
Bước 7: Hiểu rõ sự khác biệt giữa Bounce Flash và Direct Flash
Bounce Flash (Đèn flash dội sáng): Không hoạt động tốt trong mọi tình huống, nhưng nó mang tới giải pháp tuyệt vời cho các địa điểm trong nhà với trần nhà thấp, màu trung tính hoặc sáng sủa. Nếu ánh sáng xung quanh phòng có màu bất thường, chẳng hạn như màu xanh lam, hãy thử sử dụng ánh sáng có màu giống như ánh sáng ban ngày (đèn flash không có gel, nhiệt độ được đặt thành 5500K) để chiếu sáng các chủ thể trong cảnh một cách tự nhiên hơn.
Ngược lại, nếu bạn sử dụng gel và đặt nhiệt độ ở 3200K, chủ thể sẽ trông có màu vàng hoặc cam, và sau khi điều chỉnh cân bằng trắng, đèn màu xanh lam sẽ chuyển sang màu xanh lam đậm hơn. Sau cùng, bạn có thể bôi gel (hoặc không bôi gel) để phù hợp với màu sáng chủ đạo trong phòng.
Direct Flash (Đèn flash trực tiếp): Mang lại những ý tưởng và cái nhìn riêng biệt khi được sử dụng đúng cách. Thông thường những nhiếp ảnh gia nghiệp dư hướng đèn flash thẳng về phía trước, vì họ muốn lấp đầy khuôn mặt bằng ánh sáng trong môi trường tối khiến chủ thể bị lóa và mất tự nhiên. Bạn hãy chỉ cung cấp cho đèn flash đủ công suất để trở thành nguồn ánh sáng chính trong cảnh chụp. Và cần chú ý đừng đánh bay bất kỳ điểm nổi bật nào, đặc biệt là trên da.
Cả hai đều có mục đích sử dụng riêng, tuy nhiên, hầu như luôn có những lựa chọn tốt hơn so với sử dụng đèn flash trực tiếp. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu khi nào bạn nên sử dụng đèn flash và khi nào không nên sử dụng.
Bước 8: Sử dụng công cụ Chỉnh sửa Flash
Mặc dù hiểu được cách sử dụng đèn flash là bước đầu tiên, nhưng việc chỉnh sửa nó để kiểm soát và sáng tạo sẽ thực sự giúp hoàn thiện bức ảnh. Các công cụ chỉnh sửa flash được yêu thích trên thị trường là MagMod, chúng rất tốt cho người mới bắt đầu và cung cấp cho họ khả năng chỉnh sửa đèn flash một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- MagSphere: Bộ khuếch tán đèn flash đa hướng mang đến cho bạn ánh sáng đẹp nhất có thể.
- MagGel: Được làm bằng chất liệu cao su silicone chứa được tối đa 3 gel. Điều này rất tốt cho corrective/creative white balance mà bạn sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
- MagGrid: Mẫu chùm sáng được tối ưu hóa cẩn thận, cung cấp độ phủ ánh sáng đồng đều và loại bỏ hiện tượng tràn sáng không mong muốn, cho phép các nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh rõ ràng và nhất quán hơn giữa các lần chụp.
Bước 9: Hiểu rõ Creative White Balance và Corrective White Balance
Trong nhiếp ảnh, luôn có chỗ để bẻ cong các quy tắc khi nói đến cách “chính xác” để thực hiện một điều gì đó. Nói một cách sáng tạo, không có cách nào “hoàn hảo” để thiết lập White Balance của bạn. Mọi loại ánh sáng đều có một màu sắc riêng, và cách tốt nhất để đạt được màu sắc phù hợp trong hầu hết mọi tình huống thực sự là cài đặt WB.
Mặc dù nghe thì có vẻ đáng sợ nhất nhưng lại thực sự đơn giản nhất, đó là: Kelvin White Balance.
Bạn có thể cầm máy ảnh chụp ở trong nhà và ngoài trời, rồi thực hành điều chỉnh Kelvin lên và xuống cho đến khi hình ảnh phù hợp (tất nhiên, nếu bạn muốn “đốt cháy giai đoạn”, bạn có thể tham khảo ở biểu đồ phía trên). Ngay lập tức, bạn sẽ bắt đầu nhớ những con số nào tương ứng với những điều kiện chụp nào. Nếu có rất nhiều ánh sáng trong nhà, sẽ là ở đâu đó khoảng 3000-4000K. Ánh sáng ban ngày khoảng 5000-6000K. Bóng râm, hoặc ánh sáng sau hoàng hôn là trên 7000K.
- Nhiếp ảnh là gì?
- Tốc độ màn trập là gì?
- Khẩu độ Máy ảnh là gì?
- F-Stop là gì?
- ISO máy ảnh là gì?
- Bố cục trong Nhiếp ảnh
- Đo sáng là gì?
- Chế độ chụp trên Máy ảnh
- Lấy nét là gì?
- Cách sử dụng đèn Flash khi chụp ảnh
- Mẹo chụp ảnh với đèn Flash
- Cách cài đặt Máy ảnh
- Cách chụp sắc nét với Máy ảnh
- Mẹo chụp ảnh đẹp
- Ý tưởng chụp ảnh
- Nên chụp ảnh RAW hay JPG?
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Hướng dẫn cách sử dụng đèn Flash khi chụp ảnh cho Người mới bắt đầu“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn một ngày tốt lành !!!