Trong bài viết này, mời bạn tham khảo qua 20 mẹo giúp chụp ảnh đẹp hơn – những mẹo nhỏ này rất dễ hiểu, bao gồm từ kỹ thuật đơn giản cho đến sự sáng tạo và bố cục. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia mới bắt đầu, chúng tôi tin rằng chúng sẽ hữu ích với bạn trong suốt chặng đường.
Làm việc với bố cục và sự sáng tạo của bạn
Để chụp những bức ảnh hấp dẫn, bạn cần phải thực sự tương tác với những gì bạn đang làm. Đừng chỉ “bay bằng chế độ lái tự động”. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về bố cục của bạn và cố gắng làm cho bức ảnh đẹp nhất có thể.
Điều đó bắt đầu với việc hiểu biết những kiến thức cơ bản về cách tạo ra những bức ảnh đẹp. Đừng cắt mất những phần quan trọng của chủ thể bởi phần rìa của khung hình. Giữ cho đường chân trời ngang bằng, và cố gắng loại bỏ mọi “sự phiền nhiễu” trong bức ảnh bằng cách điều chỉnh bố cục của bạn. Xem thử bức ảnh của bạn có cảm giác cân bằng và đơn giản hay không. Và nếu bức ảnh trông không đẹp trong lần thử đầu tiên của bạn, đừng ngại phải tiếp tục thử nghiệm cho đến khi bạn làm đúng.
Hài lòng với chiếc máy ảnh bạn đang sở hữu
Các trang thiết bị không phải là tất cả!
Hiện nay, có vô số loại máy ảnh, ống kính và các phụ kiện khác nhau trên thị trường. Đúng là một số tốt hơn những cái khác (hoặc phù hợp hơn với một công việc nhất định), nhưng một khi bạn đã thử nghiệm đủ với chúng, điều rút ra là thực sự hầu hết mọi thứ ngày nay đều làm việc xuất sắc. Sự khác biệt hầu như luôn rất nhỏ, đặc biệt là ở trong cùng một mức giá nhất định.
Vì vậy, hãy hài lòng với chiếc máy ảnh bạn đã có, và đừng nhìn lại. Về mọi mặt, máy ảnh DSLR cấp thấp ngày nay còn tốt hơn máy ảnh film SLR hàng đầu trước đây. Tuy nhiên, bằng cách nào đó những nhiếp ảnh gia film đã chụp được nhiều những bức ảnh rất đẹp, mang tính biểu tượng, vẫn còn tuyệt vời cho tới tận bây giờ và có lẽ là cả mai sau nữa.
Tóm lại, quan trọng hơn nhiều là kỹ năng sáng tạo và kiến thức của bạn về cài đặt máy ảnh. Bạn nên tập trung mọi nỗ lực của mình vào những điều đó, không phải vào việc sưu tập quá nhiều trang thiết bị máy ảnh đắt đỏ.
Tìm hiểu những cài đặt máy ảnh nào quan trọng nhất
Có rất nhiều cài đặt máy ảnh khác nhau mà bạn cần tìm hiểu và thực hành, đặc biệt là khi mới bắt đầu. Ngay cả những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng có thể làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Vì vậy, bạn nên học hỏi cách đặt máy ảnh cho đúng, và những cài đặt máy ảnh nào là quan trọng nhất để giúp bạn có thể chụp được những bức ảnh như mình mong muốn.
Đầu tiên, hãy thử thực hành với các chế độ máy ảnh không phải là “hoàn toàn tự động”. Bạn sẽ không học được bất cứ điều gì nếu máy ảnh đưa ra tất cả các quyết định cho bạn. Thoạt nghe có thể hơi khó hiểu, nhưng hy vọng các bài viết khác của chúng tôi về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi. Đó là ba cài đặt quan trọng nhất trong nhiếp ảnh.
Ngoài ra, hãy học thêm cách lấy nét chuẩn xác bằng việc thực hành với các chế độ lấy nét tự động khác nhau. Bạn có thể sẽ thích single-servo autofocus (còn được gọi là One-Shot AF) cho các chủ thể tĩnh, và continuous-servo autofocus (còn được gọi là AI Servo) cho các chủ thể chuyển động. Bạn đừng nên sử dụng chế độ lấy nét thủ công, trừ khi trời tối đến mức lấy nét tự động không hoạt động.
Cuối cùng, hãy chụp ở định dạng RAW nếu bạn muốn chỉnh sửa ảnh của mình, hoặc bạn nghĩ rằng có bất kỳ khả năng nào đó bạn sẽ cần chỉnh sửa chúng trong tương lai. Mặc dù JPEG trông sẽ đẹp, nhưng khi tính đến việc phải xử lý ảnh hậu kỳ thì RAW sẽ có vị trí ưu việt hơn hẳn. (Nếu bạn không chắc chắn, hãy chụp cả RAW + JPEG và giữ lại RAW để đề phòng sau này.)
Đừng tạo ra những điểm nổi bật “quá mức”
Khi bạn lựa chọn những cài đặt cho máy ảnh của mình, điều quan trọng là cần tránh phơi sáng quá mức các điểm nổi bật trong ảnh. Bạn thắc mắc vì sao ư? Đơn giản là vì không thể khôi phục bất kỳ chi tiết nào từ các vùng trắng của ảnh. Chắc hẳn bạn sẽ thích bầu trời trong các bức ảnh của mình có kết cấu và màu sắc tươi đẹp, hơn là chỉ là một đốm màu lớn và không có gì đặc sắc.
Khá dễ dàng để giữ các điểm nổi bật của bạn còn nguyên vẹn. Nhưng đó là lúc mà tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO rất quan trọng. Vì chúng là những cài đặt máy ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng của ảnh (tất nhiên là bỏ qua cài đặt đèn flash). Ngay cả bù phơi sáng – một cài đặt quan trọng – cũng chỉ yêu cầu máy ảnh của bạn thay đổi một hoặc nhiều trong ba biến số này.
Khi bạn đang chụp ảnh, hãy quan sát màn hình máy ảnh để xem có hiện tượng thừa sáng không. Nếu có, điều đầu tiên bạn nên làm là hạ ISO xuống giá trị cơ sở của nó (thường là ISO 100). Nếu nó đã ở đó sẵn rồi, hãy sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn, điều đó sẽ giải quyết vấn đề. Đối với khẩu độ, hãy đảm bảo rằng nó không được đặt ở một giá trị quá lớn (như f/32, f/45,…) và mọi thứ sẽ ổn.
Chú ý đến ánh sáng để chụp ảnh đẹp hơn
Có lẽ phần quan trọng nhất của nhiếp ảnh chính là ánh sáng. Nếu bạn chụp ảnh với ánh sáng tốt, bạn đã thực hiện được bước quan trọng để có được một bức ảnh đẹp mắt. Tuy nhiên, ánh sáng tốt là như thế nào?
Thông thường, mục tiêu ở đây là cân bằng cường độ ánh sáng giữa chủ thể và hậu cảnh của bạn. Ngay cả khi bạn đang chụp một cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, bức ảnh vẫn có thể bị hủy hoại bởi một tiền cảnh hoàn toàn tối và có bóng đen.
Cách đơn giản nhất để giải quyết điều này là chú ý đến hướng và độ dịu của ánh sáng. Nếu ánh sáng quá gắt, bạn có thể bị phần đổ bóng xấu xí trên chủ thể của mình, đây là một vấn đề đặc biệt đối với chụp ảnh chân dung. Nếu ánh sáng đến từ một góc không tốt, hãy xem bạn có thể làm gì để di chuyển nguồn sáng (trong studio) hoặc di chuyển chủ thể (ngoài trời), hoặc đợi cho đến khi ánh sáng tốt hơn (chụp ảnh phong cảnh).
Hãy dành thêm thời gian và nỗ lực của bạn
Nếu thiếu sự cẩn thận, bạn rất dễ mắc lỗi khi chụp ảnh. Cách tốt nhất là giảm tốc độ lại, dành thêm thời gian và nỗ lực của bạn bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu học nhiếp ảnh.
Trước tiên, hãy kiểm tra kỹ cài đặt máy ảnh của bạn. Vì nếu bạn đang chụp ảnh chân dung ngoài trời vào một ngày nắng đẹp, nhưng bạn đang sử dụng cài đặt của đêm hôm qua để chụp ảnh Dải Ngân Hà, thì có điều gì đó rất sai lầm. Hãy chậm lại và dành thời gian để làm mọi thứ chính xác (cho tới khi bạn thành thạo hơn).
Tiếp theo, hãy giữ nguyên tư duy đó cho mọi quyết định quan trọng khác. Các thành phần trong cảnh chụp của bạn có tốt nhất có thể không? Bạn đã lấy nét tự động đúng chỗ chưa? Bạn đã làm mọi cách để cải thiện điều kiện ánh sáng chưa?
Và đừng nghe những người nói với bạn rằng hãy tránh xem lại ảnh tại hiện trường. Chắc chắn, bạn không nên xem lại ảnh khi có điều gì đó tuyệt vời đang diễn ra trước mặt bạn, nhưng hầu như bạn sẽ luôn có một số thời gian rảnh giữa các lần chụp.
Di chuyển đôi chân của bạn khi chụp ảnh
Bạn rất dễ bị kẹt ở một chỗ trong khi chụp ảnh. Đừng rơi vào cái bẫy đó. Thay vào đó, di chuyển đôi chân của bạn (hoặc tripod) càng nhiều càng tốt. Thử leo lên trên mọi thứ, thay đổi độ cao của máy ảnh, tiến và lùi, làm bất cứ điều gì bạn cần làm – nhưng hãy tiếp tục di chuyển.
Nếu bạn chụp hàng tá bức ảnh từ cùng một độ cao, quay về cùng một hướng, mà lại không di chuyển, vậy hãy đoán xem? Tất cả chúng sẽ không khác gì nhau lắm. Nếu không có bất kỳ thay đổi thử nghiệm nào, bạn đang bỏ lỡ một số bức ảnh tuyệt vời.
Di chuyển xung quanh là cách duy nhất để thay đổi kích thước và vị trí tương đối của các chủ thể trong bức ảnh của bạn. Nếu bạn gặp phải một tảng đá nhìn không vừa mắt? Hãy di chuyển xung quanh cho đến khi nó ra khỏi bố cục của bạn, hoặc còn quá nhỏ để gây phiền toái.
Hiểu rõ khi nào bạn nên sử dụng Tripod
Tripod là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhiếp ảnh, giúp loại trừ một trong những vấn đề khó khăn nhất ở đó – thiếu ánh sáng. Với tripod, bạn có thể chụp phơi sáng nhiều phút và chụp các chi tiết tối đến mức mắt người không nhìn thấy được. Ngay cả trong cảnh sáng hơn, tripod cũng cải thiện độ ổn định của bố cục và giúp bạn chụp ảnh sắc nét hơn.
Vậy, khi nào bạn nên sử dụng tripod?
Nếu chủ thể của bạn đứng yên, hầu như luôn luôn là nên. Điều đó nghĩa là các nhiếp ảnh gia phong cảnh, kiến trúc và tĩnh vật tốt hơn nên có một lý do chính đáng nếu họ không sử dụng tripod.
Còn đối với nhiếp ảnh sự kiện và hành động thì tất nhiên là tính chất sẽ khác, vì đúng là tripod có thể làm bạn chậm lại, kém linh hoạt.
Hiểu rõ khi nào bạn nên sử dụng đèn Flash
Đèn flash không chỉ dành cho môi trường tối.
Đừng hiểu sai ý này – đèn flash thật tuyệt nếu bạn cần thêm ánh sáng. Bạn có thể lấy đèn flash rời, nghiêng nó lên trần nhà (đánh flash dội sáng) và sử dụng một ống kính tương đối dài (50mm trở lên). Mọi người sẽ ngạc nhiên về chất lượng bức ảnh sự kiện của bạn. Đó là cách dễ nhất để đạt được kết quả tốt mà không thực sự biết bạn đang làm gì.
Nhưng đèn flash cũng hữu ích khi ở ngoài trời, ngay cả vào giữa ban ngày. Nếu bạn đã từng nghe nói về “fill flash”, thì đây là lý do tại sao nó rất quan trọng. Bạn có thể lấp đầy những mảng tối xấu xí trên chủ thể của mình chỉ bằng cách sử dụng đèn flash nhẹ, và hầu hết mọi người nhìn vào bức ảnh thậm chí sẽ không thể nhận ra.
Thường xuyên làm sạch ống kính máy ảnh
Ống kính máy ảnh bị bẩn, bám đầy bụi và nhòe nhoẹt. Đó là cách dễ nhất để luôn nhận được những bức ảnh mờ 100%. Tất nhiên, một chút bụi sẽ không gây hại gì, nó thậm chí sẽ không hiển thị trong một bức ảnh. Sẽ luôn có những hạt bụi nhỏ bên trong mỗi ống kính, bạn không thể làm sạch nếu không tháo ống kính.
Thay vào đó, chúng tôi đang nói về những ống kính chưa bao giờ được vệ sinh làm sạch, có bụi bẩn và dấu vân tay chưa được loại bỏ trong thời gian dài.
Vì vậy, để phòng tránh những gì chúng tôi vừa nói đến, bạn có thể tự làm một việc là lấy miếng vải sợi nhỏ và dung dịch làm sạch ống kính, hãy mang chúng theo trong các chuyến đi và sử dụng chúng ít nhất một lần một tuần.
Không sử dụng bộ lọc ống kính rẻ tiền, chất lượng thấp
Bộ lọc là phụ kiện cần thiết, cho phép các nhiếp ảnh gia điều chỉnh cường độ màu sắc, giảm phản xạ hay chỉ đơn giản là bảo vệ ống kính cao cấp của họ. Nhờ đó, một số bộ lọc ống kính đã được sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực nhiếp ảnh lẫn quay phim.
Tuy nhiên, nếu sử dụng một bộ lọc rẻ tiền ở mặt trước ống kính của bạn, đó là cách dễ dàng thứ hai để nhận được những bức ảnh mờ 100%.
Tìm hiểu cơ bản về xử lý hậu kỳ
Phần xử lý hậu kỳ không nằm trong danh sách ưu tiên của các nhiếp ảnh gia điển hình, nhưng có lẽ vẫn nên là như vậy. Đôi khi với việc xử lý hậu kỳ phù hợp, một bức ảnh đẹp có thể biến thành một thứ gì đó thực sự đặc biệt, và bạn rất dễ lạm dụng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng không có chỉnh sửa nào của bạn là “vĩnh viễn”, khiến bạn phải luôn phụ thuộc vào nó.
Bạn cũng nên sử dụng lệnh “Save As” để bảo vệ các tệp gốc của bạn, hoặc tốt hơn là chỉnh sửa trong phần mềm có thể lưu các chỉnh sửa của bạn trong một tệp riêng biệt thay vì trực tiếp vào ảnh gốc.
Vậy bạn có muốn nghe lời khuyên của chúng tôi? Hãy tinh tế, và chắc hẳn bạn sẽ không muốn tác phẩm của mình bị xử lý quá mức.
Sao lưu các bức ảnh của bạn cẩn thận
Nhiều nhiếp ảnh gia đã đánh mất một số bức ảnh quan trọng ít nhất một lần trong đời. Đừng để điều này xảy ra với bạn. Để bắt đầu, hãy giữ bản sao lưu của từng bức ảnh của bạn. Chúng cũng không bao giờ nên được lưu trữ trên một ổ cứng duy nhất tại một thời điểm, vì cuối cùng thì ổ cứng của bạn cũng sẽ bị hỏng. Vấn đề không phải là nếu, mà là khi nào.
Sắp xếp ảnh của bạn khoa học, có tổ chức
Cho dù bạn là một người ngăn nắp hay lộn xộn, điều rất quan trọng là ảnh của bạn phải dễ tìm. Nó không chỉ là tăng tốc quy trình làm việc của bạn, nếu bạn không nhớ mình đã tổ chức ổ cứng như thế nào, bạn có thể sẽ xóa phải một thư mục chứa những hình ảnh quan trọng mà không nhận ra.
Phương pháp khắc phục đơn giản là tạo một thư mục hình ảnh mới cho mỗi năm, sau đó lại chia mỗi năm theo tháng (như thư mục “Tháng 1”, “Tháng 2”,…). Còn trong phần mềm xử lý hậu kỳ, hãy sắp xếp và tổ chức các bức ảnh riêng biệt thành các bộ sưu tập khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể tìm thấy hình ảnh từ một vị trí nhất định hoặc dành cho một dự án cụ thể.
Tất nhiên, đó chỉ là một trong nhiều phương pháp khả thi. Một số nhiếp ảnh gia thích sắp xếp các bức ảnh của họ theo năm, sau đó chia mỗi năm theo các sự kiện cụ thể hơn là theo tháng. Phương pháp chính xác không quan trọng, hãy sử dụng những gì khiến bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn bắt đầu những thói quen tốt sớm nhất, nếu không cuối cùng bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề.
Hãy thử cái gì đó mới lạ trong nhiếp ảnh
Bạn càng thử nghiệm nhiều với nhiếp ảnh, nó càng trở nên thú vị. Bạn sẽ dễ hình thành thói quen chụp đi chụp lại những bức ảnh tương tự nhau và không có gì là sai với điều đó, nhưng điều quan trọng là thỉnh thoảng bạn nên thử một cái gì đó mới lạ.
Ví dụ, bạn có thể thử chụp ảnh macro, thử nghiệm một số kỹ thuật ánh sáng mới, chuyển sang một phong cách xử lý hậu kỳ khác, hay tự phát và lái xe đến một địa điểm bạn chưa từng chụp ảnh trước đây,… Có rất nhiều cách để thử một cái gì đó mới trong nhiếp ảnh và bạn sẽ không hối tiếc nếu làm như vậy.
Gặp gỡ, trò chuyện với các nhiếp ảnh gia khác
Gặp gỡ, trò chuyện với các nhiếp ảnh gia khác là một trong những cách tốt nhất để tiếp tục học hỏi và cải thiện kỹ năng, cũng như để lấy cảm hứng hoặc để được họ tư vấn nhiều thứ.
Nếu bạn là kiểu người thích tự học trong nhiếp ảnh, điều này vẫn áp dụng được. Bạn có thể đặt câu hỏi trên các diễn đàn về nhiếp ảnh, gửi email cho các nhiếp ảnh gia có tác phẩm mà bạn ngưỡng mộ, và hãy nhớ lưu lại những điều mà bạn thấy có giá trị.
Khắc phục điểm yếu của bạn trong nhiếp ảnh
Nếu bạn vẫn đang cố gắng xoay quanh tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO, bạn có thể quay trở lại chế độ Auto hơn là thực hành những gì bạn không hiểu. Đó là một sai lầm lớn!
Nếu bạn đang cố gắng học chụp ảnh chân dung nhưng gặp khó khăn trong việc lấy ánh sáng từ đèn flash sao cho đẹp, bạn có thể muốn chụp tất cả các bức ảnh bên cạnh cửa sổ phòng để có ánh sáng đẹp. Đó cũng là một sai lầm lớn!
Nếu bạn đang cố gắng học xử lý hậu kỳ nhưng phần mềm của bạn khó hiểu, bạn có thể muốn chụp tất cả ảnh của mình ở định dạng JPEG để có được thứ tốt đẹp gì đó từ máy ảnh. Nhưng, bạn đoán đúng, đó là một sai lầm lớn khác!
Đừng làm việc xung quanh điểm yếu của bạn. Hãy sửa chúng. Và cách tốt nhất để cải thiện ảnh của bạn là phân tích những gì bạn chưa hiểu, sau đó dành ra đủ thời gian cần thiết để tìm hiểu nó. Điều này áp dụng cho hầu hết các nhiếp ảnh gia mới bắt đầu, những người đương nhiên có nhiều điều để học hỏi, nhưng ngay cả với các chuyên gia thì có thể họ cũng sẽ làm theo lời khuyên này.
Xem lại những bức ảnh cũ của bạn
Nhiều nhiếp ảnh gia có xu hướng chụp ảnh, chọn ra những bức ảnh đẹp nhất từ buổi chụp, rồi sau đó hiếm khi hoặc không bao giờ xem lại những bức ảnh khác. Nhưng có nhiều lý do khiến những bức ảnh cũ, những bức ảnh không được sử dụng của bạn lại là có giá trị nhất.
Đầu tiên, chúng giúp bạn khắc phục điểm yếu của mình. Chỉ cần tự hỏi bản thân, tại sao những bức ảnh xấu của bạn lại xấu? Có thể bạn có xu hướng lấy nét không chính xác, phơi sáng quá tối hoặc quá sáng, lập bố cục vụng về,… Tất cả những điều đó đều là thông tin rất hữu ích, vì chúng giúp bạn cải thiện được vấn đề vào lần sau.
Trên hết, bạn có thể tìm thấy một bức ảnh cũ thực sự đẹp, nhưng bằng cách nào đó, bạn không nhận thấy nó ngay từ lần đầu tiên.
Tận hưởng niềm vui khi chụp ảnh
Bạn yêu thích chụp ảnh, vậy thì đừng để tia lửa đó tắt! Hãy nghĩ về lý do tại sao bạn thích chụp ảnh, nó rất có ý nghĩa. Đó là một cách để trải nghiệm những thắng cảnh tuyệt vời, hay để bạn gặp gỡ trò chuyện với những người có cùng sở thích,…
Không có gì ngạc nhiên, những nhiếp ảnh gia giỏi nhất luôn là những người có niềm vui nhất với nó.
Hãy chụp nhiều và thử nghiệm nhiều
Thực hành, thực hành, và thực hành. Đó là một mẹo sẽ giúp bạn vượt trội lên trong bất kỳ kỹ năng nào, chứ không chỉ là riêng nhiếp ảnh.
Máy ảnh rất phức tạp, phần mềm xử lý hậu kỳ cũng vậy, và đặc biệt là khía cạnh sáng tạo của nhiếp ảnh. Bạn càng thử nghiệm nhiều và chụp càng nhiều ảnh, chắc chắn ảnh của bạn sẽ càng đẹp. Nó không chỉ là về chất lượng, nó còn là về số lượng. Bạn sẽ nhận thấy rằng các chuyến đi, các buổi chụp ảnh sau đó hầu như luôn gặt hái được nhiều “quả ngọt” hơn những lần bạn thử ban đầu.
Nhưng, điều đó không có nghĩa là tất cả những bức ảnh ban đầu của bạn sẽ luôn xấu. Bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh đẹp khi bắt đầu, mặc dù điều đó đòi hỏi một chút may mắn.
- Nhiếp ảnh là gì?
- Tốc độ màn trập là gì?
- Khẩu độ Máy ảnh là gì?
- F-Stop là gì?
- ISO máy ảnh là gì?
- Bố cục trong Nhiếp ảnh
- Đo sáng là gì?
- Chế độ chụp trên Máy ảnh
- Lấy nét là gì?
- Cách sử dụng đèn Flash khi chụp ảnh
- Mẹo chụp ảnh với đèn Flash
- Cách cài đặt Máy ảnh
- Cách chụp sắc nét với Máy ảnh
- Mẹo chụp ảnh đẹp
- Ý tưởng chụp ảnh
- Nên chụp ảnh RAW hay JPG?
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Top 20 mẹo chụp ảnh đẹp dành cho Nhiếp ảnh gia mới bắt đầu“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn một ngày tốt lành !!!