Bài viết về chủ đề “nhiếp ảnh là gì” của chúng tôi sẽ rất phù hợp nếu bạn là người mới bắt đầu, với một số mẹo và đề xuất giúp nâng cao kỹ năng của bạn. Điều gì tạo ra khoảng cách giữa những bức ảnh truyền cảm hứng với những bức ảnh thông thường, và làm thế nào bạn có thể cải thiện chất lượng cho các tác phẩm của chính mình? Hãy tiếp tục đọc để tìm câu trả lời nhé.
Nhiếp ảnh là gì?
Nhiếp ảnh là nghệ thuật thu nhận ánh sáng bằng camera, thường thông qua cảm biến kỹ thuật số hoặc phim để tạo ra các bức ảnh. Với thiết bị camera phù hợp, bạn thậm chí còn có thể chụp ảnh các bước sóng ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy được, bao gồm tia UV, tia hồng ngoại và radio.
Bức ảnh cố định đầu tiên được chụp là vào năm 1826 (một số nguồn nói là 1827) bởi Joseph Nicéphore Niépce tại Pháp, cho thấy mái của một tòa nhà được chiếu sáng bởi mặt trời. Bạn có thể thấy nó đã được phục chế lại như hình bên dưới:
Và kể từ đó, nhiếp ảnh đã đi được một chặng đường dài…
Bạn có cần đến một chiếc Máy ảnh chuyên dụng?
Vào năm 2018, Apple đã trở thành công ty nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới nhờ sản phẩm chủ đạo là iPhone. Điều này dễ hiểu bởi những thứ nó thay thế được là quá nhiều, như điện thoại cố định, đồng hồ báo thức, đèn pin, máy nghe nhạc MP3, máy ghi âm, GPS,… và tất nhiên là cả máy ảnh nữa.
Ngày nay, nhiều người tin rằng điện thoại của họ được trang bị camera đủ tốt để chụp ảnh và họ không cần phải mua thêm một chiếc máy ảnh riêng. Và bạn biết không? Họ không hề sai. Đối với hầu hết mọi người ngoài kia, một chiếc máy ảnh chuyên dụng là quá mức cần thiết.
Điện thoại là lựa chọn tốt hơn và cần thiết hơn máy ảnh chuyên dụng cho hầu hết mọi người. Chúng nhanh hơn và dễ sử dụng hơn, chưa kể đến khả năng tích hợp liền mạch với mạng xã hội. Chỉ khi bạn cảm thấy điện thoại của mình không đủ tốt để chụp được những bức ảnh như ý muốn (chẳng hạn như chụp ảnh thể thao, chụp ảnh trong môi trường ánh sáng yếu), hoặc nếu bạn đặc biệt quan tâm đến nhiếp ảnh như một sở thích, vậy thì lúc đó việc bỏ tiền ra mua máy ảnh chuyên dụng mới mang lại nhiều ý nghĩa.
Lời khuyên đó nghe có vẻ điên rồ nhưng đó là sự thật. Nhưng nói chung, bất kể bạn có máy ảnh nào thì đó là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu với nhiếp ảnh. Và nếu bạn có một chiếc máy ảnh cao cấp hơn, như máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh không gương lật (Mirrorless), thì còn gì tuyệt hơn để nói nữa? Tất cả những gì còn lại là học cách sử dụng thành thạo chúng.
Vậy những trang thiết bị cần thiết cho Nhiếp ảnh là gì?
Máy ảnh (Camera): Nếu bạn đã quyết định mua một chiếc máy ảnh chuyên dụng (thay vì điện thoại), bạn nên lựa chọn một chiếc máy ảnh có thể thay đổi ống kính để có thể thử các kiểu chụp ảnh khác nhau dễ dàng hơn.
Ống kính (Lens): Để chụp ảnh thường ngày, bạn hãy bắt đầu với ống kính zoom tiêu chuẩn như 24 – 70mm hoặc 18 – 55mm. Để chụp ảnh chân dung, hãy chọn ống kính một tiêu cự (không thu phóng) ở 35mm, 50mm hoặc 85mm. Đối với thể thao, hãy sử dụng ống kính tele. Còn để chụp ảnh macro, hãy mua một ống kính macro chuyên dụng. Và cứ như thế… Ống kính quan trọng hơn bất kỳ thiết bị nào khác vì chúng quyết định những bức ảnh bạn có thể chụp ngay từ đầu.
Phần mềm xử lý hậu kỳ: Dù bằng cách này hay cách khác, bạn sẽ cần chỉnh sửa ảnh của mình sau khi chụp. Bạn có thể bắt đầu với một phần mềm đơn giản hoặc phần mềm được đi kèm với máy ảnh của bạn. Nhưng về lâu về dài, một phần mềm chuyên dụng sẽ giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn rất nhiều. Adobe bán các sản phẩm Lightroom và Photoshop của họ dưới dạng gói với giá từ 9,99$/tháng. Hoặc nếu muốn bạn cũng có thể mua chúng ở các bên thứ ba giá rẻ hơn (nhưng hãy chắc chắn là các bên đó có uy tín).
Mọi trang thiết bị khác chỉ là tùy chọn, nhưng có thể rất hữu ích:
- Giá ba chân (Tripod): Được ví như người bạn thân của mọi nhiếp ảnh gia phong cảnh.
- Túi xách, Ba lô: Chẳng hạn như một chiếc túi đeo vai để chụp ảnh đường phố, một chiếc ba lô kéo để chụp ảnh studio, một chiếc ba lô đi bộ để chụp ảnh phong cảnh,…
- Thẻ nhớ: Bạn có thể lựa chọn dung lượng trong phạm vi 64 – 128GB để bắt đầu. Bạn cũng cần chọn thẻ nhớ tốc độ cao (tính bằng MB/giây) nếu cần chụp nhiều loạt ảnh, vì các thao tác kiểm tra và xóa ảnh sẽ được thực hiện nhanh hơn.
- Pin dự phòng: Mang theo ít nhất một cục pin dự phòng khi ra ngoài, nhưng tốt nhất là hai. Pin dự phòng không có thương hiệu thường rẻ hơn, tuy nhiên chúng có thể không sử dụng được bền lâu hoặc duy trì được khả năng tương thích với các máy ảnh trong tương lai.
- Kính lọc phân cực (Polarizing filter): Đây là một vấn đề lớn, đặc biệt là đối với các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Nhưng đừng mua kính lọc phân cực rẻ tiền, nếu không nó còn làm giảm chất lượng ảnh của bạn.
- Đèn flash: Thường có giá đắt đỏ, và bạn có thể cần phải mua bộ phát và bộ thu riêng nếu muốn sử dụng đèn flash ngoài cho máy ảnh. Nhưng đối với các thể loại như chụp ảnh chân dung hoặc chụp ảnh macro, chúng không thể thiếu.
- Màn hình máy tính tốt hơn: Lý tưởng nhất là bạn nên có một màn hình IPS để chỉnh sửa ảnh. Thiết bị hiệu chuẩn màu cũng thực sự hữu ích để bạn biết mình đang chỉnh sửa màu sắc “chính xác” như thế nào.
- Bộ dụng cụ làm sạch: Thứ cần thiết nhất là một miếng vải sợi nhỏ để giữ cho bề mặt ống kính của bạn được sạch sẽ. Ngoài ra, nên mua thêm một chiếc máy thổi để loại bỏ bụi bẩn khỏi cảm biến máy ảnh của bạn dễ dàng hơn.
- Trang thiết bị khác: Còn có vô số phụ kiện cho nhiếp ảnh khác có sẵn, từ thiết bị nhả màn trập từ xa đến thiết bị GPS, máy in,… Nhưng bạn hãy đừng lo lắng về những điều này ngay khi mới bắt đầu, theo thời gian bạn sẽ nhận ra mình thực sự cần những gì.
Ba cài đặt Máy ảnh cơ bản mà bạn nên biết
Máy ảnh của bạn có quá nhiều nút bấm và menu tùy chọn, nếu không muốn nói là phải đến hàng trăm. Vậy làm thế nào để bạn hiểu và thành thạo tất cả các tùy chọn này cho việc nhiếp ảnh?
Tất nhiên là nó không dễ dàng, nhưng nó cũng không tệ như bạn nghĩ. Trên thực tế, hầu hết các menu tùy chọn là những thứ bạn sẽ chỉ cài đặt một lần, sau đó hiếm khi hoặc không bao giờ động chạm tới nữa. Chỉ một số cài đặt cần được thay đổi thường xuyên và đó sẽ là phần nội dung còn lại của bài viết hướng dẫn cơ bản về nhiếp ảnh này.
Ba cài đặt quan trọng nhất được gọi là Tốc độ màn trập, Khẩu độ và ISO. Cả ba đều kiểm soát độ sáng cho bức ảnh của bạn, mặc dù chúng làm được như vậy theo những cách khác nhau, nói cách khác, mỗi loại mang lại “tác dụng phụ” riêng biệt. Vì vậy, sẽ là cả một nghệ thuật để biết chính xác cách cân bằng ba cài đặt cho một bức ảnh thật đẹp.
- Tốc độ màn trập (Shutter speed): Khoảng thời gian cảm biến máy ảnh của bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài khi chụp ảnh.
- Khẩu độ (Aperture): Có thể tưởng tượng nó giống như một “con ngươi” trong ống kính của bạn, có thể mở rộng ra và đóng hẹp lại để tiếp nhận các lượng ánh sáng đi vào khác nhau.
- ISO: Tương tự như độ nhạy của phim để chụp ảnh trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Và cũng tương tự như làm sáng hoặc làm tối ảnh trong xử lý hậu kỳ.
Các câu hỏi thường gặp về Nhiếp ảnh
- Nhiếp ảnh là gì?
- Tốc độ màn trập là gì?
- Khẩu độ Máy ảnh là gì?
- F-Stop là gì?
- ISO máy ảnh là gì?
- Bố cục trong Nhiếp ảnh
- Đo sáng là gì?
- Chế độ chụp trên Máy ảnh
- Lấy nét là gì?
- Cách sử dụng đèn Flash khi chụp ảnh
- Mẹo chụp ảnh với đèn Flash
- Cách cài đặt Máy ảnh
- Cách chụp sắc nét với Máy ảnh
- Mẹo chụp ảnh đẹp
- Ý tưởng chụp ảnh
- Nên chụp ảnh RAW hay JPG?
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Nhiếp ảnh là gì? Những câu hỏi cơ bản thường gặp về Nhiếp ảnh“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn một ngày tốt lành !!!