Home Mẹo Vặt Cuộc Sống Phơi sáng là gì? Những điều thú vị nhất bạn nên biết về kỹ thuật này

Phơi sáng là gì? Những điều thú vị nhất bạn nên biết về kỹ thuật này

by Hoàng Trần



Nếu bạn là một người yêu thích nhiếp ảnh, chắc hẳn bạn đã từng qua nghe qua cụm từ “phơi sáng” ít nhất một lần đúng không nào? Vậy ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về chủ đề phơi sáng là gì, cũng như những điều thú vị nhất bạn nên biết về nó.

Nhờ việc hiểu rõ cách phơi sáng hình ảnh chuẩn chỉ, bạn sẽ có thể chụp được những bức ảnh có độ sáng lý tưởng, bao gồm mức độ chi tiết cao ở cả vùng tối và vùng sáng.

Phơi sáng là gì?

Độ phơi sáng chính là lượng ánh sáng truyền đến cảm biến máy ảnh của bạn. Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, nó là một yếu tố quan trọng sẽ quyết định hình ảnh bạn chụp ra sẽ sáng hay tối như thế nào.

Phơi sáng là gì?

Nghe có vẻ cơ bản, nhưng phơi sáng là một chủ đề mà khiến ngay cả những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng đôi lúc phải bối rối. Lý do thì rất đơn giản: Đối với mọi cảnh chụp, một loạt các cài đặt như tốc độ màn trập (tốc độ cửa trập), khẩu độISO đều có thể quyết định việc ảnh có độ sáng phù hợp hay không.

Nhưng bạn cũng đừng lo lắng, ngay cả khi bạn chưa làm chủ được độ phơi sáng thì bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh có độ sáng phù hợp, bởi vì chế độ Auto của máy ảnh cũng sẽ trợ giúp bạn làm điều đó trong hầu hết các trường hợp. Còn nếu bạn không muốn như vậy mà muốn tự mình làm mọi việc, để có được độ phới sáng phù hợp cho một bức ảnh là phải cân bằng giữa ba cài đặt đó để phần còn lại của bức ảnh trông thật đẹp, từ độ sâu trường ảnh cho đến độ sắc nét cua các chi tiết.

Nếu bạn thực sự muốn hoàn toàn làm chủ kỹ thuật phơi sáng, chỉ đọc và tìm hiểu về nó thôi là chưa đủ. Bạn cần phải thường xuyên cầm máy ảnh đi ra thực địa và thực hành những gì bạn đã học được. Không có cách nào nhanh chóng và dễ dàng để bất kỳ một ai có thể giỏi được luôn ở một kỹ thuật như thế này. Nhưng nếu bạn đã đặt được một nền móng ban đầu vững chắc rồi, bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi ra ngoài và thực hành nó cho chính mình.

Bạn đã hiểu về khái niệm phơi sáng là gì rồi, giờ chúng ta hãy bắt đầu với những điều thú vị nhất liên quan đến nó.



Tốc độ màn trập liên quan gì đến Phơi sáng?

Nói về tốc độ màn trập (shutter speed) thì để hiểu về nó không hề khó một chút nào, nó chỉ là lượng thời gian mà máy ảnh của bạn dùng để chụp một bức ảnh. Có thể là 1/100 giây, hoặc 1/10 giây, 1 giây, 5 giây hoặc 10 phút,… Thậm chí, một số người còn tùy chỉnh máy ảnh khiến nó mất cả vài giờ đồng hồ chỉ để chụp duy nhất một bức ảnh.

Tuy nhiên theo thông thường, máy ảnh của bạn sẽ không cho phép bạn chụp ảnh với thời gian lâu như vậy. Thay vào đó, tốc độ màn trập cho phép dài nhất thường có xu hướng vào khoảng 30 giây, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào các loại máy ảnh khác nhau nữa. Ví dụ: đối với Nikon D850, bạn có thể chụp với bất kỳ tốc độ màn trập nào từ 1/8000 giây cho tới 30 giây, và tùy chỉnh time mode để phơi sáng lâu hơn nữa. Các máy ảnh khác thì cũng thường cho phép các cài đặt tương tự.

Tóm lại, tại sao tốc độ màn trập thực sự quan trọng? Có hai lý do chính.

Tốc độ màn trập và Phơi sáng

Lý do đầu tiên, bạn có thể xem một loạt các ví dụ cụ thể về tốc độ màn trập bên dưới. Như kết quả bạn thấy, 1/250 giây là quá tối (thiếu sáng) và 1/60 giây là quá sáng (thừa sáng). Điều này sẽ giải thích cho bạn hiểu: các tốc độ màn trập khác nhau sẽ cho kết quả khác biệt nhau về độ sáng.

Tốc độ màn trập (Shutter speed) liên quan gì đến phơi sáng?

Tốc độ màn trập và Độ mờ

Lý do thứ hai, hiệu ứng lớn duy nhất đáng để nhắc để nhắc đến là chuyển động mờ trong bức ảnh của bạn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi với tốc độ màn trập lâu (chẳng hạn như 5 giây) sẽ chụp lại bát cứ thứ gì chuyển động trong quá trình phơi sáng. Nếu một người đi ngang qua, họ có thể xuất hiện dưới dạng một vệt mờ trên toàn cảnh vì họ không ở một nơi đủ lâu để phơi sáng, do đó không thể chụp được họ một cách sắc nét. Đó được gọi là chuyển động mờ.



Để cho dễ so sánh, tốc độ màn trập nhanh (chẳng hạn như 1/1000 giây) sẽ thực hiện tốt hơn nhiều công việc đóng băng chuyển động trong bức ảnh của bạn, thậm chí là cả một thứ chuyển động nhanh đi nữa. Bạn có thể chụp ảnh một thác nước đang chảy ở tốc độ 1/1000 giây và nhìn thấy từng giọt nước bị đóng băng giữa không trung. Còn nếu không có máy ảnh đủ tốt, chúng có thể trở nên vô hình.

Tốc độ màn trập (Shutter speed) liên quan gì đến phơi sáng?

Hãy xem tiếp những bức ảnh dưới đây. Ở đây là khi chụp ảnh vào một ngày đầy gió. Những ngọn cỏ ở phía trước và những con sóng ở phía xa đều đang chuyển động khá nhanh. Như bạn có thể thấy, tùy thuộc vào tốc độ màn trập sẽ có sự khác biệt lớn về độ mờ (hay độ nhòe) của chuyển động.

Tốc độ màn trập (Shutter speed) liên quan gì đến phơi sáng?

Có hai loại mờ của chuyển động mà bạn có thể gặp phải do ảnh hưởng của tốc độ màn trập: mờ máy ảnh và mờ đối tượng.

Nếu bạn đang tự cầm trên tay máy ảnh và chụp, độ mờ của máy ảnh sẽ là khá đáng kể. Tất nhiên, khó một ai có thể giữ yên máy ảnh một cách hoàn hảo trong khi chụp ảnh, thậm chí chỉ cần rung nhẹ cũng có thể dẫn đến kết quả một bức ảnh rất mờ. Đó là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia cuối cùng cũng phải nhờ đến trợ giúp của những chiếc giá đỡ ba chân (tripod).

Mặc dù giá đỡ ba chân sẽ giữ cho máy ảnh của bạn khỏi chuyển động, tuy nhiên nó lại hoàn toàn không có tác dụng gì trong việc ngăn chuyển động của cảnh vật. Ví dụ: nếu bạn đang chụp ảnh phong cảnh vào một ngày trời đầy gió, ngay cả khi sử dụng giá đỡ ba chân, bạn vẫn có thể dính phải những vùng bị mờ, như trong bức ảnh ở trên. Đây được gọi là mờ đối tượng.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đôi khi bạn có thể tận dụng mờ máy ảnh hoặc mờ đối tượng để chụp ra những bức ảnh đầy tính nghệ thuật, điều đó nghe có vẻ rất tuyệt đúng không. Ví dụ: nếu bạn đang chụp ảnh những đám mây khi chúng bay qua một thung lũng, vậy thì lúc này tốc độ màn trập dài có thể tạo một điểm nhấn tuyệt vời.

Tốc độ màn trập cao

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, có thể bạn sẽ muốn loại bỏ hiện tượng mờ chuyển động để toàn bộ bức ảnh của bạn trông thật sắc nét. Nếu đó là mục tiêu của bạn, bạn sẽ cần chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để có thể đóng băng bất kỳ chuyển động nào.

Vậy thì bạn nên sử dụng tốc độ màn trập nào? Có một phạm vi tốt để cung cấp các bức ảnh sắc nét về đối tượng chuyển động không?

Không hẳn, bởi vì tất cả lại phụ thuộc vào một số yếu tố bên ngoài nữa, và quan trọng nhất là lượng chuyển động trong cảnh chụp của bạn. Nếu đối tượng chuyển động rất nhanh, bạn sẽ cần tốc độ màn trập nhanh. Nếu đối tượng của bạn đang đứng yên hoặc chỉ di chuyển rất chậm, bạn có thể di chuyển bằng tốc độ màn trập lâu hơn.

Ngoài ra, nếu bạn càng zoom ra càng xa, bạn càng phóng đại hiệu ứng mờ chuyển động. Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng bạn thường cần tốc độ màn trập nhanh hơn để đóng băng chuyển động đúng cách khi bạn đang sử dụng thứ gì đó giống như ống kính tele.



Khẩu độ máy ảnh liên quan gì đến Phơi sáng?

Khẩu độ có thể được ví như “con ngươi” của ống kính máy ảnh. Cũng tương tự như con ngươi trong mắt của bạn, nó có thể mở ra hoặc co lại để thay đổi lượng ánh sáng đi qua. Ống kính của bạn có thể trông giống như thế này. Hình dạng ở giữa được gọi là khẩu độ.

Khẩu độ máy ảnh liên quan gì đến Phơi sáng?

Các lá khẩu hoạt động giống như con ngươi trong mắt bạn. Vào ban đêm, đồng tử của bạn giãn ra để bạn có thể nhìn thấy mọi thứ dễ dàng hơn. Điều này cũng đúng với khẩu độ. Khi trời tối, bạn có thể mở các lá khẩu trong ống kính ra và đón lấy nhiều ánh sáng hơn. Khẩu độ được viết theo dạng f/Number. Ví dụ: khẩu độ f/2, f/ 8 hoặc f/16,…

Điều rất quan trọng cần nhớ là khẩu độ là một phân số. Đây là thứ mà người mới bắt đầu rất dễ nhầm lẫn khi nói về khẩu độ. Nếu bạn cũng hiểu sai điều này, bạn sẽ khó có thể nhớ cách hoạt động của khẩu độ, và có thể tự mình sử dụng nó để chụp đúng độ phơi sáng ở ngoài hiện trường.


Hiểu đúng về khẩu độ:

Khẩu độ nào lớn hơn: f/2 hay f/16?

Bởi vì khẩu độ là một phân số, vậy nên tất cả những gì bạn cần làm là nhớ một số phép toán chia cơ bản. 1/2 lớn hơn 1/16, có nghĩa là f/2 là khẩu độ lớn hơn.


Thông thường, khẩu độ lớn nhất mà bạn có thể gặp sẽ là f/1.4, f/1.8, f/2, f/2.8, f/3.5, f/4 hoặc f/5.6. Nó thay đổi từ ống kính này sang ống kính khác. Khẩu độ nhỏ nhất trên hầu hết các ống kính là f/16, f/22 hoặc f/32. Biểu đồ dưới dây thể hiện kích thước tương đối của các cài đặt khẩu độ khác nhau.

Biểu đồ khẩu độ máy ảnh

Vì vậy, cài đặt khẩu độ nào là tốt nhất để chụp ảnh và có được độ phơi sáng trong máy ảnh thích hợp? Nó phụ thuộc vào bức ảnh. Khẩu độ ảnh hưởng đến nhiều phần của một bức ảnh, nhưng nó có hai tác động quan trọng hơn bất cứ điều gì khác: độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh.



Khẩu độ và Phơi sáng

Khẩu độ càng lớn, ảnh của bạn càng sáng, vì càng thu được nhiều ánh sáng. Như chúng tôi đã trình bày rồi, đồng tử của bạn hoạt động như thế này: chúng mở hoặc đóng để đón các lượng ánh sáng khác nhau. Vì vậy, khi bạn cố gắng phơi sáng một bức ảnh đúng cách, điều quan trọng là phải chú ý đến cài đặt khẩu độ của bạn.

Khẩu độ lớn cho phép thu được nhiều ánh sáng hơn. Các khẩu độ như f/1.4 và f/2 thực tế cho phép bạn nhìn trong bóng tối. Mặt khác, một khẩu độ nhỏ như f/16 (với các lá khẩu gần như khép kín) cho phép thu được ít ánh sáng hơn. Nếu bạn cố chụp Dải Ngân Hà (Milky Way) ở f/16, kết quá cuối cùng là bức ảnh của bạn về cơ bản sẽ chỉ có màu đen.

Bằng cách thay đổi cài đặt khẩu độ và tốc độ màn trập, bạn có thể chụp chính xác lượng ánh sáng bạn muốn, nhờ đó tạo ra một bức ảnh có độ phơi sáng thích hợp. Đó là những gì làm cho khẩu độ trở nên quan trọng.

Đối với bức ảnh này, nó sử dụng khẩu độ f/1.8 – một khẩu độ lớn. Với khẩu độ nhỏ hơn, bạn sẽ không nhìn thấy quá nhiều chi tiết trong Dải Ngân Hà. Ảnh sẽ tối hơn nhiều.

Khẩu độ và Phơi sáng

Khẩu độ và Độ sâu trường ảnh

Một ảnh hưởng quan trọng khác của khẩu độ là độ sâu trường ảnh.

Khẩu độ thay đổi độ sâu trường ảnh của bạn, điều này tạo ra sự khác biệt lớn nếu bạn muốn chụp những bức ảnh đẹp nhất có thể. Thay đổi độ sâu trường ảnh sẽ làm thay đổi hoàn toàn giao diện của bức ảnh.

Cụ thể, khẩu độ nhỏ (như f/11 hoặc f/16) cho bạn độ sâu trường ảnh lớn. Nếu bạn muốn mọi thứ từ phía trước cho tới phía sau đều sắc nét, đó là những cài đặt tốt để sử dụng. Các khẩu độ lớn (như f/1.4 hoặc f/2.8) thu được độ sâu trường ảnh mỏng hơn nhiều, với hiệu ứng lấy nét nông. Chúng rất lý tưởng nếu bạn đang cố gắng cô lập chỉ một phần nhỏ của chủ thể, làm cho mọi thứ khác bị mờ đi.

Trong thực tế, các tác động là khá rõ ràng. Khi khẩu độ của bạn ngày càng nhỏ, độ phơi sáng của bạn sẽ ngày càng tối hơn và độ sâu trường ảnh của bạn sẽ tăng lên (cũng nên nhớ rằng bạn có thể phơi sáng ảnh trở lại bình thường bằng cách sử dụng tốc độ màn trập lâu hơn). Bạn chụp càng nhiều ảnh, bạn càng ít phải suy nghĩ về những điều này. Bởi vì chúng đã in sâu trong tiềm thức của bạn rồi.

ISO liên quan gì đến Phơi sáng?

ISO là một điều rất thú vị. Nó làm sáng ảnh của bạn, nhưng nó không phải là một phần của phơi sáng, vì nó không ảnh hưởng đến lượng ánh sáng đi đến cảm biến máy ảnh của bạn (bạn có thể xem lại định nghĩa về độ phơi sáng). Thay vào đó, nó chỉ làm sáng bức ảnh trong máy ảnh sau khi cảm biến của bạn đã tiếp xúc với ánh sáng.

Tăng ISO sẽ rất hữu ích khi bạn không còn cách nào khác để làm sáng bức ảnh của mình. Ví dụ: khi sử dụng tốc độ màn trập cao hơn sẽ làm mờ chuyển động quá nhiều và bạn đã ở khẩu độ rộng nhất. Đó là một thiết lập rất tốt mà bạn có, nhưng không phải lúc nào cũng chụp ra những bức ảnh hoàn hảo. Khi bạn tăng ISO, ảnh của bạn sẽ sáng hơn, nhưng bạn cũng sẽ nhấn mạnh hạt (hay còn gọi là nhiễu), và các pixel trong bức ảnh bị đổi màu dọc theo đường đi.



Bạn có thể xem so sánh chất lượng hình ảnh ISO cao và thấp dưới đây.

ISO liên quan gì đến Phơi sáng?

Ở đây, bức ảnh bên phải trông nhiễu hơn và nó có một số sự thay đổi màu sắc kỳ lạ trong bóng tối. Đó là bởi vì nó được chụp ở ISO 25 600, đây là một ISO cực cao (nhiều hơn những gì mà hầu hết các nhiếp ảnh gia từng đặt cho điều kiện bình thường).

Tuy nhiên, ISO cao hơn sẽ là cần thiết khi độ phơi sáng của bạn quá thấp và bạn không có cách nào khác để chụp được một bức ảnh đủ sáng. Trong những trường hợp như vậy, nâng cao ISO của bạn là một kỹ thuật rất có giá trị.

Thang điểm ISO rất dễ nhớ. Ở các con số cao hơn, bức ảnh của bạn sẽ sáng hơn, nhưng bạn cũng sẽ thấy bức ảnh ngày càng nhiều nhiễu hơn. Các điểm dừng chính trên thang ISO là 100, 200, 400, 800, 1600, 3200 và 6400. Ngoài ra, một số máy ảnh có thể vượt ra ngoài phạm vi này.

ISO thấp nhất trên máy ảnh của bạn được gọi là “base ISO”. Thông thường, base ISO sẽ là 100, nhưng một số máy ảnh có ISO 64, ISO 200 hoặc một số thứ khác thay thế. Đây là ISO gốc thấp nhất trên máy ảnh của bạn. Nếu bạn đặt base ISO và phơi sáng ảnh đúng cách, bạn sẽ có được chất lượng hình ảnh tốt nhất và độ nhiễu nhìn thấy thấp nhất có thể.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Phơi sáng là gì? Những điều thú vị nhất bạn nên biết về kỹ thuật này“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

4.8/5 - (5 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận