ÁP ĐẢO
Sốc Điện
Vị Máu
Thu Thập Nhãn Cầu
Thợ Săn Tham Lam
PHÁP THUẬT
Dải Băng Năng Lượng
Thăng Tiến Sức Mạnh
PHÁP THUẬT
Thiên Thạch Bí Ẩn
Dải Băng Năng Lượng
Tập Trung Tuyệt Đối
Thiêu Rụi
CẢM HỨNG
Bước Chân Màu Nhiệm
Giao Hàng Bánh Quy
Bão Tố Luden
Quyền Trượng Đại Thiên Sứ
Mũ Phù Thủy Rabadon
Bão Tố Luden
Giày Pháp Sư
Quyền Trượng Đại Thiên Sứ
Mũ Phù Thủy Rabadon
Trượng Hư Vô
Đồng Hồ Cát Zhonya
Mặt Nạ Thống Khổ Liandry
Sách Chiêu Hồn Mejai
Quỷ Thư Morello
Dây Chuyền Chữ Thập
Đồng Hồ Cát Zhonya
Trượng Pha Lê Rylai
Tốc Biến
Dịch Chuyển
Tốc Biến
Thiêu Đốt
Tốc Biến
Thanh Tẩy
Tối Thượng (PASSIVE)
Quả Cầu Bóng Tối (Q)
Ý Lực (W)
Quét Tan Kẻ Yếu (E)
Bùng Nổ Sức Mạnh (R)
Yasuo
Fizz
Kayle
Maokai
Alistar
Kha’Zix
Syndra – một vị tướng nữ nhưng lại sở hữu rất nhiều “bi”, và với combo táng một đống “bi” vào mặt đối thủ thì cô nàng là một mẫu pháp sư có khả năng dồn sát thương cực kỳ đáng sợ. Ngay sau đây, mời bạn tham khảo bài viết hướng dẫn cách chơi Syndra mùa 12 toàn tập từ A-Z, bảng ngọc Syndra và cách lên đồ Syndra (cập nhật 2022) của chúng tôi.
Cách cộng bảng ngọc Syndra mùa 12
ÁP ĐẢO
Sốc Điện
Vị Máu
Thu Thập Nhãn Cầu
Thợ Săn Tham Lam
PHÁP THUẬT
Dải Băng Năng Lượng
Thăng Tiến Sức Mạnh
Ở meta mùa 12 như hiện tại, lựa chọn ngọc siêu cấp hoàn hảo nhất cho Syndra chắc chắn phải là Sốc Điện (ở hệ Áp Đảo), nó giúp tăng mạnh khả năng dồn sát thương và bạn sẽ có thể kết liễu mục tiêu theo cách nhanh gọn nhất. Hơn nữa, Syndra có thể kích nổ Sốc Điện cực kỳ dễ dàng với cả bộ kỹ năng QWER đều gây sát thương của mình.
Còn 3 viên ngọc nhỏ bạn nên chọn là:
Vị Máu giúp hồi một lượng máu nhỏ trụ đường tốt hơn, vì Syndra khả năng hồi phục rất kém. Thu Thập Nhãn Cầu giúp tăng thêm một lượng SMPT, chất tướng pháp sư dồn sát thương của Syndra rất dễ có mạng hoặc tham gia hỗ trợ. Thợ Săn Tham Lam để nhận chỉ số hút máu toàn phần (được hồi máu theo sát thương kỹ năng gây ra), rất phù hợp với bộ 4 kỹ năng sát thương phép mạnh mẽ của Syndra.
Tiếp theo, bên hệ ngọc phụ bạn nên lấy 2 viên ngọc nhỏ là:
Dải Băng Năng Lượng giúp tăng vĩnh viễn 250 năng lượng tối đa, cũng như tăng thêm khả năng hồi năng lượng để trụ đường và tham gia combat tốt hơn. Đặc biệt với những trận đấu gặp phải thằng rừng trẩu không nhường bạn Bùa Xanh. Thăng Tiến Sức Mạnh để nhận thêm điểm hồi chiêu cho Syndra, với pháp sư nào thì cũng vậy thôi, bạn càng xả được nhiều kỹ năng trong giao thanh thì càng tốt.
PHÁP THUẬT
Thiên Thạch Bí Ẩn
Dải Băng Năng Lượng
Tập Trung Tuyệt Đối
Thiêu Rụi
CẢM HỨNG
Bước Chân Màu Nhiệm
Giao Hàng Bánh Quy
Một lựa chọn ngọc siêu cấp khác cũng phù hợp với Syndra là Thiên Thạch Bí Ẩn (ở hệ Pháp Thuật). Đây là cách chơi Syndra theo kiểu cấu rỉa máu gây khó chịu, chứ không phải lao vào khô máu 1v1 đối phương. Kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) ở những cấp độ đầu tiêu của Syndra tiêu tốn khá ít năng lượng nên bạn có thể dùng để kết hợp với Thiên Thạch Bí Ẩn rất tốt.
Còn lại các viên ngọc nhỏ bạn lựa chọn tương tự như bảng ngọc bên trên.
Cách lấy phép bổ trợ Syndra mùa 12
Tốc Biến
Dịch Chuyển
Tốc Biến
Thiêu Đốt
Tốc Biến
Thanh Tẩy
Tốc Biến là phép bổ trợ quan trọng khi chơi Syndra. Nó giúp bạn thoát khỏi nhưng pha gank sớm của rừng đối phương vì Syndra không hề có kỹ năng chạy trốn, cô nàng chỉ có combo Quả Cầu Bóng Tối (Q) + Quét Tan Kẻ Yếu (E) để đẩy lùi và làm choáng đối phương, tuy nhiên combo này không phải lúc nào cũng chính xác. Về giai đoạn sau của trận đấu, bạn cũng rất cần Tốc Biến để tự tin hơn trong những trận combat đông người.
Phép bổ trợ thứ hai bạn cân nhắc lựa chọn giữa:
Dịch Chuyển để trở lại đường nhanh hơn trong giai đoạn đầu game, cũng như luôn sẵn sàng bay qua các làn đường khác trợ giúp đồng đội lấy lợi thế ở các giai đoạn sau. Thiêu Đốt để tăng sát thương kết liễu mục tiêu tốt hơn, đặc biệt Thiêu Đốt rất hiệu quả với các tướng có khả năng hồi máu mạnh như Volibear, Dr. Mundo, Vladimir,… Hoặc Thanh Tẩy khi phải đối đầu với team địch có kỹ năng khống chế nguy hiểm như Annie, Twisted Fate, Sejuani,…
Cách lên đồ Syndra mùa 12
Bão Tố Luden
Quyền Trượng Đại Thiên Sứ
Mũ Phù Thủy Rabadon
Bão Tố Luden
Giày Pháp Sư
Quyền Trượng Đại Thiên Sứ
Mũ Phù Thủy Rabadon
Trượng Hư Vô
Đồng Hồ Cát Zhonya
Mặt Nạ Thống Khổ Liandry
Sách Chiêu Hồn Mejai
Quỷ Thư Morello
Dây Chuyền Chữ Thập
Đồng Hồ Cát Zhonya
Trượng Pha Lê Rylai
Bão Tố Luden là trang bị thần thoại thì tất nhiên bạn nên mua nó đầu tiên. Với nội tại gây thêm 4 tia sát thương phép lên 4 kẻ địch xung quanh mục tiêu khi dùng kỹ năng giúp Syndra dọn lính rất nhanh khi đi đường và gây được nhiều sát thương hơn trong giao tranh đông người. Tiếp theo nên là Quyền Trượng Đại Thiên Sứ để Syndra có đủ năng lượng xả cả bộ 4 chiêu thức của mình liên tục. Cuối cùng, bộ các trang bị sát thương phép chuẩn SGK cho pháp sư là Mũ Phù Thủy Rabadon, Trượng Hư Vô và Đồng Hồ Cát Zhonya.
Tuy nhiên còn tùy theo tình huống của trận đấu, bạn có thể linh hoạt thay đổi cách lên đồ của mình sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, ví dụ như:
Quỷ Thư Morello với nội tại mỗi khi gây sát thương phép lên tướng địch sẽ làm mục tiêu bị dính hiệu ứng Vết Thương Sâu, rất phù hợp khi bạn phải đối đầu với các đối thủ có khả năng hồi phục mạnh mẽ như Vladimir, Sylas, Swain,…
Đồng Hồ Cát Zhonya là một trang bị phòng thủ tuyệt vời dành cho Syndra. Khả năng “hóa vàng” tướng trở nên bất khả xâm phạm trong 2,5 giây rất cần thiết khi bạn phải đi mid với các tướng sát thủ vật lý nguy hiểm như Zed, Talon, Kayn,… Hơn nữa, nó còn giúp bạn tránh khỏi nhiều chiêu cuối nguy hiểm khác như Triệu Hồi Thủy Quái (R) của Fizz, Vụ Nổ Vũ Trụ (R) của Veigar hay Khúc Cầu Hồn (R) “vét máng” của Karthus,… Nói chung, sống sót được để gây sát thương còn hiệu quả hơn nhiều lần so với việc sở hữu nhiều SMPT mà lại phải lên bảng sớm đúng không nào.
Dây Chuyền Chữ Thập là một lựa chọn trang bị phòng thủ tuyệt vời khác cho Syndra. Nội tại tạo khiên phép chặn kỹ năng của kẻ địch và được hồi lại nếu không phải chịu sát thương từ tướng địch trong 40 giây. Bạn hãy lên Dây Chuyền Chữ Thập nếu ngại những pháp sư có khả năng dồn sát thương quá nhanh như Annie, LeBlanc, Zoe,…
Và quan trọng nhất là lên Dây Chuyền Chữ Thập còn để tránh các kỹ năng khống chế rất nguy hiểm trong combat như Không Thể Cản Phá (R) của Malphite, Bàn Tay Hỏa Tiễn (Q) của Blitzcrank, hay combo Tốc Biến + Khúc Cao Trào (R) của Sona,… Các kỹ năng này đều rất nhanh và bất ngờ nên nhiều khi chúng ta sẽ không thể phản xạ mà bấm Đồng Hồ Cát Zhonya cho kịp.
Giày Thủy Ngân cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn có cách chơi Syndra theo kiểu an toàn hơn, vì Syndra rất dễ bị gank trong giai đoạn đi đường. Giày tăng cho bạn kháng phép và nội tại giảm thời gian khống chế, phù hợp khi bạn phải đối đầu với các tướng vừa có sát thương phép cao vừa có CC mạnh như LeBlanc, Fiddlesticks, Elise,…
Mặt Nạ Thống Khổ Liandry rất phù hợp khi bạn phải đối đầu với một đội hình trâu bò như Cho’Gath, Renekton, Nasus (Susan 0175),…. Nội tại của trang bị này là các kỹ năng thiêu đốt đối thủ, gây sát thương phép theo phần trăm máu tối đa của chúng.
Cách cộng kỹ năng Syndra mùa 12
Tối Thượng (PASSIVE)
Quả Cầu Bóng Tối (Q)
Ý Lực (W)
Quét Tan Kẻ Yếu (E)
Bùng Nổ Sức Mạnh (R)
Bạn cộng mỗi kỹ năng của Syndra lấy 1 điểm rồi sau đó cộng max theo thứ tự Quả Cầu Bóng Tối (Q) > Quét Tan Kẻ Yếu (E) > Ý Lực (W) . Chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) bạn cứ lấy đúng theo cấp độ 6, 11, 16.
Bạn nâng cấp tối đa kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) đầu tiên vì nó là nguồn sát thương chính của Syndra. Hơn nữa, toàn bộ các kỹ năng khác của Syndra đều xoay quanh những quả cầu được tạo ra bởi kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) .
Tiếp theo là kỹ năng Quét Tan Kẻ Yếu (E) , nó là chiêu làm choáng AOE rất quan trọng. Bạn nâng cấp tối đa kỹ năng này để lấy thêm 50% độ rộng từ nội tại và giảm hồi chiêu sử dụng thường xuyên hơn.
Bạn nâng cấp tối đa kỹ năng Ý Lực (W) cuối cùng để nó gây thêm 20% sát thương chuẩn từ nội tại. Nó chỉ hiệu quả vào giai đoạn cuối trận đấu khi team địch đã có nhiều trang bị kháng phép.
Tuy nhiên khi chơi Syndra, có nhiều người chọn nâng cấp tối đa kỹ năng Quét Tan Kẻ Yếu (E) trước, người thì lại chọn Ý Lực (W) . Điều này tùy thuộc vào từng trận đấu, nếu team bạn thiếu sát thương hãy nâng Ý Lực (W) , còn nếu thiếu hiệu ứng khống chế hãy nâng Quét Tan Kẻ Yếu (E) .
Ưu điểm và Nhược điểm của Syndra
Ưu điểm
- Dồn sát thương đơn mục tiêu rất mạnh.
- Có nhiều kỹ năng gây CC diện rộng.
- Dọn dẹp đợt lính rất nhanh.
- Đảo đường đi gank hiệu quả.
- Phù hợp với nhiều kiểu đội hình.
Nhược điểm
- Kém cơ động.
- Giai đoạn đầu rất dễ bị gank.
- Không còn mạnh vào late game.
- Yêu cầu người chơi kỹ năng cao.
Các mẹo khi chơi Syndra mùa 12
1. Tránh lựa chọn Syndra để đối đầu với những tướng địch có thể dễ dàng né tránh chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) của bạn như Zed, Fizz, Sivir,…
2. Tương tự, bạn cũng không nên táng chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) vào những mục tiêu chưa bị khống chế, vẫn có khả năng bấm Đồng Hồ Cát Zhonya.
3. Phạm vi làm choáng của chiêu Quét Tan Kẻ Yếu (E) là như nhau cho dù bạn đặt Quả Cầu Bóng Tối (Q) ở gần hay xa.
4. Nếu bạn không thể tiếp cận tuyến sau của team địch, hãy táng luôn chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) vào tuyến đầu rồi sử dụng Quét Tan Kẻ Yếu (E) đẩy toàn bộ các viên bi để làm choáng một diện tích lớn.
5. Luôn nhớ sử dụng kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) trước khi sử dụng Bùng Nổ Sức Mạnh (R) . Ngay cả khi kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) không trúng bất kỳ ai thì nó cũng giúp chiêu cuối gây nhiều sát thương hơn nhờ tăng thêm số lượng bi trên mặt đất.
6. Bạn có thể sử dụng combo Quả Cầu Bóng Tối (Q) + Quét Tan Kẻ Yếu (E) để ngăn cản những kỹ năng càn vào của đối phương rất hiệu quả. Ví dụ như combo Hoàng Kỳ Demacia (E) + Giáng Long Kích (Q) của Jarvan IV, chiêu cuối Hóa Rồng (R) của Shyvana, chiêu Biến Ảnh (W) của LeBlanc,…
Cách combo Syndra hiệu quả nhất
Combo #1: (Q) + (E) + Đánh thường
Đây là combo cơ bản sử dụng trong giai đoạn đi đường của Syndra, giúp cấu máu tốt khi kích nổ được thêm cả Sốc Điện. Trong những tình huống cần hiệu ứng khống chế như khi rừng bạn đảo ra gank, bạn không quá nhất thiết phải đặt Quả Cầu Bóng Tối (Q) trúng tướng địch mà hãy căn vị trí để dùng Quét Tan Kẻ Yếu (E) chuẩn xác.
Combo #2: (E) + (Q) + (W) + Đánh thường
Đây là biến thể nâng cao của combo #1. Ngay sau khi dùng kỹ năng Quét Tan Kẻ Yếu (E) bạn nhanh tay đặt luôn một Quả Cầu Bóng Tối (Q) theo hướng của tướng địch. Vì chưa thấy bạn đặt cầu nên đối phương sẽ chủ quan hơn, và khi nhận ra thì mọi thứ đã quá muộn rồi.
Combo #3: (Q) + (E) + (W) + Đánh thường
Đối với combo này thì bạn không nên sử dụng nhiều trong giai đoạn đầu của trận đấu. Vì kỹ năng Ý Lực (W) những điểm đầu không gây được thêm nhiều sát thương mà lại tiêu tốn khá nhiều năng lượng.
Combo #4: (Q) + (R) + (E) + (W)
Đây là combo nhanh và hiệu quả nhất trong giao tranh tổng của Syndra. Vừa gây được một lượng sát thương lớn lại vừa có được hiệu ứng làm choáng rất rộng. Kỹ năng Quét Tan Kẻ Yếu (E) sẽ đẩy được rất nhiều quả cầu tạo ra trước bởi kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) và Bùng Nổ Sức Mạnh (R) .
Combo #5: (Q) + (E) + (W) + (R)
Cuối cùng là combo gây nhiều sát thương nhất của Syndra. Bạn sử dụng hết tất cả những gì có thể trước khi kết liễu đối phương bằng chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) . Combo này chỉ phù hợp khi bạn solo 1vs1 với đối thủ, hoặc để bắt những mục tiêu quan trọng đang được nuôi rất xanh của team địch.
Cách chơi Syndra mùa 12
Giai đoạn đi đường Mạnh
Mục tiêu giai đoạn đi đường của Syndra là chèn ép, hạ gục được đối thủ. Bạn hãy tận dụng thời gian hồi chiêu và mức năng lượng tiêu tốn thấp của kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) để cấu máu tướng địch. Và đừng quên là Syndra có thể sử dụng kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) và Ý Lực (W) khi đang di chuyển, vì vậy nếu bạn khéo léo vừa xả chiêu vừa kết hợp với di chuyển né kỹ năng định hướng của tướng địch, bạn hoàn toàn có thể trao đổi chiêu thức có lời cho Syndra.
Trường hợp được người đi rừng của team bạn ra gank sớm, bạn tất tay combo Quả Cầu Bóng Tối (Q) + Quét Tan Kẻ Yếu (E) làm choáng rồi bồi thêm Ý Lực (W) + Thiêu Đốt + đánh chay để tiễn đối phương lên bảng trong uất ức nhé. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hường như thế, bạn hãy nhớ rằng Syndra đầu game kém cơ động nên rất dễ trở thành mục tiêu đi gank của thằng rừng bên kia. Vì thế, luôn luôn cắm mắt cẩn thận xung quanh và đừng sử dụng bừa bãi kỹ năng Quét Tan Kẻ Yếu (E) .
Khi Syndra đạt cấp độ 6 là một bước tiến sức mạnh lớn. Với chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) , bạn hoàn toàn có khả năng hạ gục các mẫu tướng yếu đuối giai đoạn đầu, và đặc biệt không có kỹ năng chạy trốn như Karthus, Lux, Fiddlestick,…
Giai đoạn giữa game Mạnh
Giai đoạn giữa game theo chúng tôi là thời điểm mạnh nhất của Syndra. Với Bùng Nổ Sức Mạnh (R) , cô thực sự là mối đe dọa với bất cứ đối thủ nào. Lúc này, bạn nên chuyển qua trang bị Máy Quét Oracle đi kiểm soát lại tầm nhìn trên sông và tích cực đảo đường lấy lợi thế cho đồng đội, đặc biệt là đường dưới có Rồng và tập trung nhiều người hơn. Tuy Syndra kém cơ động nhưng với bộ kỹ năng khống chế diện rộng, cô ấy thực sự là một trong những pháp sư đảo đường hiệu quả nhất.
Khi cộng được tối đa kỹ năng Quả Cầu Bóng Tối (Q) ở cấp độ 9, nó sẽ được nâng cấp gây thêm 25% sát thương lên tướng địch. Kết hợp với một lượng SMPT cộng thêm từ trang bị nữa thì thực sự Syndra có thể gây một lượng sát thương khổng lồ. Lúc này bạn nên thường xuyên đi hỏi thăm các mục tiêu mỏng manh như AD, AP team địch để thực hiện những combo bay màu đối phương nhé. Một phần nữa cũng là giúp các bạn ấy có cơ hội đập bỏ bàn phím cũ để thay cái mới.
Giai đoạn cuối game Trung Bình
Càng kéo trận đấu về lâu thì Syndra càng mất đi sức ảnh hưởng. Tuy có khả năng 1vs1 tốt với bất cứ tướng địch nào nhưng giai đoạn cuối trận thì cả team đối phương thường sẽ đi cùng nhau, mục tiêu quan trọng nhất là AD cũng full trang bị nên đã có đồ phòng thủ và còn thằng SP bảo kê tận răng. Trong combat tổng, bộ kỹ năng của Syndra chủ yếu là đơn mục tiêu chứ không gây được lượng sát thương lớn trong diện rộng như Vel’Koz, Lux, Orianna,…
Hơn nữa, về cuối game Syndra rất sợ những đội hình trâu bò vì bộ kỹ năng của cô rất khó để tiêu diệt chúng. Nếu bị càn vào, Syndra rất khó có được hiệu quả trong combat tổng.
Chính vì những lý do trên, cách chơi Syndra hiệu quả nhất là hãy cố gắng tận dụng giai đoạn giữa game để ép cho đối phương nghẹt thở. Từ đó kết thúc luôn trận đấu càng sớm càng tốt.
Khi nào nên lựa chọn chơi Syndra
Chúng tôi sẽ liệt ra danh sách 3 tướng có thể gây khó khăn cho Syndra cùng 3 tướng có thể phối hợp tốt với cô. Bạn lưu ý đây chỉ là danh sách chủ quan, hoàn toàn chỉ mang tích chất tham khảo.
Yasuo
Fizz
Kayle
Người chơi Syndra sẽ rất ngại kỹ năng Tường Gió (W) của “Đấng Da Xua 20gg” (Yasuo) và Tối Kiên Cường (E) của Braum, vì chúng có thể chặn đứng kỹ năng làm choáng Quét Tan Kẻ Yếu (E) và chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) .
Tiếp theo là kỹ năng Tung Tăng/Nhảy Múa (E) của Fizz và chiêu cuối Dấu Ấn Tử Thần (R) của Zed có thể outplay hoàn toàn chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh (R) .
Cuối cùng, bạn sẽ chẳng muốn sử dụng chiêu cuối của Syndra để dồn sát thương vào bất kỳ ai khi thấy Kayle đứng cạnh đâu. Một cái buff Thần Linh Đình Đoạt (R) bất tử thôi là toàn bộ bi coi như đi bán đồng nát hết.
Maokai
Alistar
Kha’Zix
Syndra sẽ phối hợp tốt với các đồng đội có khả năng càn lướt mạnh mẽ và có nhiều hiệu ứng khống chế diện rộng, để cô thoải mái ở tuyến sau xả bộ kỹ năng mang cả tấn sát thương của mình. Ví dụ như Maokai, Alistar, hay thanh niên “có bố làm to” Jarvan IV.
Syndra cũng rất thích những vị tướng sát thủ như Kha’Zix, Rengar, Talon,… để bay vào vét nốt những mục tiêu còn ngấp ngoải sau combo của Syndra.
Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin hơn nữa, bạn có thể tham khảo video “[Tiêu Điểm Tướng] Syndra, Nữ Chúa Bóng Tối” của VETV:
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Cách chơi Syndra mùa 12 toàn tập từ A-Z | Bảng ngọc và Lên đồ Syndra (2022)“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn may mắn trên Summoner’s Rift !!!