Home Thủ Thuật Máy Tính Hướng dẫn 3 cách kiểm tra hiệu năng máy tính Windows đơn giản nhất

Hướng dẫn 3 cách kiểm tra hiệu năng máy tính Windows đơn giản nhất

by Hoàng Trần



Việc đo điểm chuẩn (Benchmark) có thể giúp thể hiện điểm hiệu năng qua các con số, qua đó cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về sức mạnh phần cứng bên trong bộ máy tính của bạn. Vậy nếu bạn chưa biết thực hiện nó như thế nào, sau đây mời bạn đến ngay với bài viết hướng dẫn cách kiểm tra hiệu năng máy tính Windows đơn giản nhất của chúng tôi.

Hướng dẫn cách kiểm tra hiệu năng máy tính Windows

Thật mừng là có hàng loạt các công cụ đo điểm chuẩn cho hệ sinh thái Windows, và hầu hết trong đó đều miễn phí. Nhưng bạn cần lưu ý một chút, trước khi sử dụng bất cứ công cụ đo điểm chuẩn nào sắp được chúng tôi liệt kê dưới đây, hãy đảm bảo bạn không chạy thêm chương trình nào khác trên máy tính của mình. Vì việc đó có thể làm giảm điểm hiệu năng, khiến kết quả nhận được không còn chính xác.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng NovaBench

NovaBench là một trong những công cụ đo điểm chuẩn phổ biến và hiệu quả nhất dành cho máy tính, với khả năng kiểm tra hiệu năng CPU, GPU, RAM và Ổ đĩa.

NovaBench không chỉ hỗ trợ hệ điều hành Windows, mà còn có sẵn trên cả macOS và Linux. Công cụ này cũng hoàn toàn miễn phí, nhưng bạn có thể nâng cấp lên bản trả phí để mở khóa nhiều tính năng hơn.



1. Truy cập vào Trang chủ NovaBench, chọn tải về miễn phí phiên bản phù hợp với máy tính của bạn.

2. Bạn nhấn nút xác nhận “Install” để tiến hành cài đặt công cụ NovaBench.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng NovaBench

3. Nhấp vào nút “Start Tests” để bắt đầu chạy các bài kiểm tra hiệu năng máy tính, quá trình này thường chỉ mất vài phút để hoàn thành.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng NovaBench

NovaBench sẽ hiển thị điểm tổng thể của máy tính, và sau đó là điểm của từng bộ phận – con số càng cao là càng mạnh mẽ. Bạn cũng có thể gửi phần điểm số của mình lên Trang kết quả NovaBench để so sánh với những người khác.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng NovaBench



Cách 2: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Userbenchmark

Userbenchmark cũng là một công cụ đo điểm chuẩn miễn phí khác để kiểm tra hiệu năng phần cứng của máy tính Windows, hơn nữa còn cho phép bạn so sánh trực tuyến kết quả với những người khác. Đây là một công cụ thực sự thú vị, chỉ có điều là nó chưa được quá nổi tiếng như những cái tên khác mà thôi.

1. Truy cập vào Trang chủ Userbenchmark rồi nhấp chọn nút “Free Download”.

Cách 2: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Userbenchmark

2. Rất tiện lợi là bạn có thể sử dụng luôn công cụ mà không cần phải cài đặt. Nhấp vào nút “Run” để bắt đầu chạy các bài kiểm tra hiệu năng máy tính Windows.

Cách 2: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Userbenchmark

3. Đợi công cụ chạy xong, nó sẽ tự động mở một trang web có chứa kết quả chi tiết. Và bạn có thể chia sẻ kết quả của mình, cũng như so sánh nó với những người khác trực tuyến.


Ghi chú: Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều cách kiểm tra hiệu năng máy tính Windows hơn nữa, bạn có thể tham khảo bài viết Top 10 phần mềm test hiệu năng máy tính Windows miễn phí tốt nhất của chúng tôi.




Cách 3: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Performance Monitor

Hầu hết phiên bản hệ điều hành Windows hiện đại đều được tích hợp sẵn công cụ chẩn đoán tiện lợi có tên là Performance Monitor. Bạn có thể sử dụng nó để kiểm tra hiêu năng máy tính Windows theo thời gian thực hoặc từ các tệp nhật ký.

1. Bạn vào “Run” bằng tổ hợp phím tắt Windows + R, rồi nhập câu lệnh “perfmon /report”.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Performance Monitor

2. Một cửa sổ sẽ lập tức mở ra và thông báo đang bắt đầu thu thập dữ liệu trong 60 giây tiếp theo.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Performance Monitor

3. Bạn đợi quá trình thu thập dữ liệu chạy xong, sẽ thu được một danh sách các kết quả hiệu năng máy tính.

Cách 1: Kiểm tra hiệu năng máy tính Windows bằng Performance Monitor

Trong tab Diagnostic Results, bạn sẽ tìm thấy các mục phụ như:

  • Warning: Mục này sẽ xuất hiện nếu có bất kỳ cảnh báo nào về sự cố mà chiếc máy tính Windows của bạn đang gặp phải. Nó cũng cung cấp các đường link liên quan để giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về tình huống và cách giải quyết.
  • Basic System Checks: Mục này hiển thị cho bạn thông tin về Hệ điều hành, Ổ đĩa, Trung tâm bảo mật, Dịch vụ hệ thống, Phần cứng và Driver.
  • Resource Overview: Mục này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về tình trạng hiện tại của hệ thống. Nó sử dụng đèn màu đỏ, màu vàng hoặc màu xanh lá để tượng trưng cho mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Và vẫn còn một số các tab khác trong danh sách kết quả có sẵn từ Performance Monitor, chúng cung cấp các thông tin nâng cao. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu chúng.



Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Hướng dẫn cách kiểm tra hiệu năng máy tính Windows“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận