Home Thủ Thuật Máy Tính Hướng dẫn cách lựa chọn Mainboard phù hợp cho Máy tính

Hướng dẫn cách lựa chọn Mainboard phù hợp cho Máy tính

by Hoàng Trần



Mainboard được ví như là “xương sống” của tất cả các hệ thống máy tính cá nhân. Vậy trong bài viết này, mời bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách lựa chọn mainboard phù hợp, ví dụ, xác định loại vi xử lý, dung lượng bộ nhớ lưu trữ, loại và tốc độ RAM nó có thể sử dụng, thiết bị ngoại vi nào có thể kết nối với nó, hay những tính năng nào nó có thể hỗ trợ,…

Hướng dẫn cách lựa chọn Mainboard phù hợp cho Máy tính

Lựa chọn Mainboard phù hợp: CPU

Mainboard thường chỉ có một loại socket CPU cụ thể. Ổ cắm này giúp bạn xác định bộ vi xử lý nào của Intel hoặc AMD gắn được trên đó.

Socket CPU Intel

Socket CPU Intel, bạn hãy để ý tới các chân cắm trên Mainboard

Socket CPU AMD

Socket CPU AMD, bạn hãy để ý tới các lỗ cắm trên Mainboard

Ngoài ra, chipset của mainboard cũng sẽ xác định những bộ vi xử lý model cụ thể nào có thể được sử dụng cùng với nó. Ví dụ: Socket LGA 1200 chỉ hỗ trợ các thế hệ bộ vi xử lý Intel là “Comet Lake” (10th-gen) và “Rocket Lake” (11th-gen), thế hệ thứ 12 “Alder Lake” của Intel sử dụng socket LGA 1700 mới hơn.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên xác định muốn sử dụng con CPU nào cho bộ PC của mình trước, rồi tiếp theo mới tới lựa chọn mainboard.



Lựa chọn Mainboard phù hợp: Kích thước

Bạn đang muốn build lên một bộ PC trông phải thật “hoành tráng”, đi kèm nhiều tính năng và mang lại hiệu suất cao? Hay bạn muốn một cái gì đó nhỏ gọn hơn một chút? Mainboard có ba kích thước truyền thống: ATX, micro-ATX (mATX), và mini-ITX.

Lựa chọn Mainboard phù hợp: Kích thước

Kích thước vật lý cũng có ý nghĩa đối với số lượng cổng kết nối và khe cắm trên bo mạch. Ví dụ, một bo mạch ATX thường có khoảng năm khe cắm PCI-Express và PCI, bo mạch micro-ATX thường chỉ có ba khe cắm, còn bo mạch mini-ITX quá nhỏ nên nó thường chỉ có duy nhất một khe cắm card đồ họa PCI-Express x16.

Điều này cũng tương tự đối với các khe cắm RAM (bốn cho ATX, hai hoặc bốn cho micro-ATX, hai cho mini-ITX) và cổng SATA (sáu hoặc nhiều hơn cho ATX, bốn đến sáu cho micro-ATX, hai đến bốn cho mini-ITX).



Lựa chọn Mainboard phù hợp: RAM

Ngoài việc đóng vai trò trực tiếp trong việc lựa chọn bộ vi xử lý nào nên được sử dụng với mainboard nào, chipset cũng xác định loại RAM (DDR2, DDR3 hay DDR4) và tốc độ RAM (2666 MHZ, 3200 MHZ, hay thấp hơn, cao hơn,…) có thể được cài đặt.

Mặt khác, kích thước mainboard và số lượng khe cắm bộ nhớ xác định tổng dung lượng RAM có thể được lắp đặt. Vì vậy, hãy cân nhắc xem bạn sẽ cần bao nhiêu bộ nhớ, và tính luôn cả khả năng bạn muốn nâng cấp thêm sau này.



Lựa chọn Mainboard phù hợp: Khe cắm mở rộng và Đầu nối

Số lượng, loại khe cắm mở rộng và đầu nối rất quan trọng đối với những gì sẽ được đặt trong máy tính. Nếu bạn có các thiết bị ngoại vi yêu cầu loại đầu nối hoặc khe cắm cụ thể (chẳng hạn như USB 3.0, eSATA, Thunderbolt, HDMI, hay PCI-Express), hãy chọn mua một mainboard hỗ trợ loại kết nối đó.

GALAX H410M Intel Motherboard

GALAX H410M Intel Motherboard

Mặc dù, bạn vẫn có thể lấy card mở rộng để thêm một số đầu nối, nhưng những đầu nối này thường hoạt động tốt hơn khi được tích hợp thẳng vào chipset của mainboard.



Lựa chọn Mainboard phù hợp: Tính năng bổ sung

Các tính năng bổ sung được thêm vào mainboard không cần thiết để hoạt động, nhưng sẽ là rất hữu ích khi có chúng, ví dụ như onboard wireless, audio, hay RAID controller. Nếu bo mạch có nhiều tính năng hơn bạn cần, đó không phải là vấn đề vì nhiều tính năng có thể bị tắt trong BIOS của mainboard. Các tính năng này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, bằng cách không yêu cầu thêm card mở rộng.

Lựa chọn Mainboard phù hợp: Ép xung

Nếu bạn định ép xung một bộ vi xử lý, hãy đảm bảo rằng bo mạch hỗ trợ điều đó. Ví dụ, chipset phải có khả năng hỗ trợ điều chỉnh hệ số nhân và điện áp của CPU, điều mà không phải chipset nào cũng cho phép. Ngoài ra, mainboard cung cấp khả năng quản lý điện năng được cải thiện và dung lượng ổn định có thể mang lại mức độ ổn định tốt hơn.



Cuối cùng, bạn hãy lưu ý việc ép xung có thể khiến cho các thành phần phải hoạt động “căng thẳng”, vì vậy bất kỳ yếu tố tản nhiệt bổ sung nào cũng có lợi, đặc biệt là nếu bạn định thực hiện một mức ép xung lớn.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Hướng dẫn cách lựa chọn Mainboard phù hợp cho Máy tính“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận