Home Thủ Thuật Máy Tính G-Sync là gì? Đánh giá những Điểm mạnh và Điểm yếu của G-Sync

G-Sync là gì? Đánh giá những Điểm mạnh và Điểm yếu của G-Sync

by Hoàng Trần



Khi bạn tìm mua dòng màn hình chuyên về gaming, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp không ít những màn hình có gắn quảng cáo công nghệ G-Sync của Nvidia. Mặc dù giá bán luôn rất “chát”, nhưng đổi lại chúng đi kèm với các tính năng tập trung vào việc tăng trải nghiệm chơi game, như thời gian phản hồi nhanh và tốc độ làm tươi cao. Vậy để giúp bạn biết được số tiền mình bỏ ra có xứng đáng hay không, hãy đến ngay với bài viết của chúng tôi về chủ đề: G-Sync là gì, cũng như đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của G-Sync.

G-Sync là gì?

G-Sync là công nghệ đồng bộ hóa màn hình dựa trên phần cứng của Nvidia. Nó chủ yếu giúp giải quyết hiện tượng xé hình, đồng bộ hóa tốc độ làm tươi của màn hình với số khung hình mà GPU của bạn đang đẩy ra mỗi giây. Vậy nên khi chơi game với loại màn hình G-Sync, bạn sẽ nhận thấy các chuyển động mượt mà hơn, ngay cả ở tốc độ làm tươi cao.

G-Sync là gì?

GPU của bạn render một số lượng nhất định khung hình mỗi giây và kết hợp lại với nhau, những khung hình đó tạo ra ấn tượng về chuyển động mượt mà. Tương tự, màn hình hiển thị của bạn làm mới một số lần nhất định mỗi giây, xóa hình ảnh trước đó và thay vào các khung hình mới mà GPU của bạn đang render. Để giữ cho mọi thứ hoạt động thật trơn tru, GPU của bạn sẽ lưu trữ các khung hình sắp tới trong bộ đệm. Nhưng vấn đề là bộ đệm và tốc độ làm tươi của màn hình của bạn có thể không đồng bộ hóa, gây ra một đường thẳng khó chịu gồm hai khung được ghép lại với nhau.

Bạn có thể xem qua hình ảnh minh họa bên dưới.

Hiện tượng xé màn hình

Từ đó, V-Sync nổi lên như một giải pháp khắc phục hiệu quả. Tính năng này thì chỉ dựa trên phần mềm, về cơ bản nó buộc GPU của bạn phải giữ các khung hình trong bộ đệm cho đến khi màn hình của bạn sẵn sàng làm mới. Điều đó tuy giải quyết được vấn đề xé màn hình, nhưng nó lại gây ra một lỗi khác: Input lag (Độ trễ đầu vào).



V-Sync buộc GPU của bạn giữ các khung hình mà nó đã render, điều này gây ra độ trễ nhỏ giữa những gì đang diễn ra trong game và những gì bạn thấy trên màn hình.

Adaptive VSync là sự thay thế đầu tiên của Nvidia cho V-Sync. Giống như các công nghệ đã cũ, giải pháp dựa trên trình điều khiển của Nvidia đã khóa tốc độ khung hình với tốc độ làm tươi của màn hình để ngăn hiện tượng xé màn hình. Tuy nhiên khi GPU gặp bất lợi, Adaptive VSync sẽ mở khóa tốc độ khung hình cho đến khi hiệu suất của GPU được cải thiện. Sau khi ổn định, Adaptive VSync sẽ lại khóa tốc độ khung hình cho đến khi hiệu suất của GPU giảm trở lại.

Phải cho tới năm 2013, Nvidia đã giới thiệu một giải pháp dựa trên phần cứng tiên tiến hơn được gọi là G-Sync. Nó dựa trên công nghệ VESA Adaptive-Sync, cho phép tốc độ làm tươi thay đổi trên màn hình hiển thị. Thay vì buộc GPU của bạn phải giữ các khung hình, G-Sync buộc màn hình của bạn phải điều chỉnh tốc độ làm tươi của nó tùy thuộc vào các khung hình mà GPU đang render. Điều đó giải quyết được luôn cả hai tình trạng độ trễ đầu vào và xé màn hình.

Tuy nhiên, Nvidia sử dụng một bo mạch độc quyền thay thế bo mạch tỷ lệ điển hình, điều khiển mọi thứ bên trong màn hình như giải mã đầu vào hình ảnh, điều khiển đèn nền,… Bo mạch G-Sync chứa 768MB bộ nhớ DDR3 lưu trữ khung hình trước đó để có thể so sánh với khung hình tiếp theo sẽ đến. Nó làm như vậy để giảm độ trễ đầu vào.

Trên PC, driver của Nvidia có thể kiểm soát hoàn toàn bo mạch độc quyền của màn hình. Nó điều khiển khoảng trống dọc, hay VBI, đại diện cho khoảng giữa thời gian màn hình vẽ xong khung hiện tại và phần bắt đầu của khung hình tiếp theo.

Nói chung là với G-Sync được bật, màn hình có thể được ví như một “nô lệ” cho bộ PC của bạn.



Yêu cầu hệ thống của G-Sync

Trong nhiều năm, luôn có một cảnh báo lớn với loại màn hình G-Sync: Bạn sẽ cần trang bị theo một card đồ họa Nvidia.

Yêu cầu hệ thống của G-Sync

Mặc dù bạn vẫn cần GPU Nvidia để tận dụng tối đa lợi thế của G-Sync, nhưng các màn hình G-Sync gần đây đã hỗ trợ tốc độ làm tươi thay đổi HDMI, dưới banner “G-Sync Compatible”. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng tốc độ làm tươi thay đổi với card đồ họa AMD, mặc dù không phải là module G-Sync đầy đủ của Nvidia.

Nếu bên ngoài màn hình có dán banner G-Sync, dưới đây là yêu cầu hệ thống bạn cần trang bị:

Máy tính để bàn

  • GPU – GeForce GTX 650 Ti BOOST hoặc đời mới hơn
  • Driver – R340.52 hoặc cao hơn

Laptop được kết nối với màn hình G-Sync

  • GPU – GeForce GTX 980M, GTX 970M, GTX 965M hoặc đời mới hơn
  • Driver – R340.52 hoặc cao hơn

Laptops có tích hợp sẵn màn hình G-Sync

  • GPU – GeForce GTX 980M, GTX 970M, GTX 965M hoặc đời mới hơn
  • Driver – R352.06 hoặc cao hơn



G-Sync, G-Sync Compatible và G-Sync Ultimate

Bởi vì G-Sync là một giải pháp phần cứng nên các màn hình được chứng nhận phải bao gồm bo mạch độc quyền của Nvidia. May mắn thay, hầu hết các hãng sản xuất màn hình lớn như Asus, Philips, BenQ, AOC, Samsung, và LG đều cung cấp màn hình G-Sync.

Nvidia hiện giờ đang liệt kê ra ba loại màn hình: G-Sync Compatible, G-Sync và G-Sync Ultimate. Dưới đây là phân tích nhanh của từng loại:

G-Sync Compatible

  • 24 to 88 inches
  • Validated no artifacts

G-Sync

  • 24 to 38 inches
  • Validated no artifacts
  • Certified +300 tests

G-Sync Ultimate

  • 27 to 65 inches
  • Validated no artifacts
  • Certified +300 tests
  • Best quality HDR
  • 1000 nits brightness

Với loại màn hình G-Sync Ultimate, bạn sẽ cần một GPU GeForce “hàng khủng” để xử lý hình ảnh HDR ở độ phân giải 4K. Chúng chắc chắn không hề rẻ, nhưng sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất. Còn đối với G-Sync Compatible, đó là một lựa chọn mới hơn. Những màn hình này không bao gồm bo mạch G-Sync độc quyền của Nvidia, nhưng chúng hỗ trợ tốc độ làm tươi thay đổi.

Nhìn chung, với độ phân giải trải dài từ Full HD đến 4K trong khi tốc độ làm tươi từ tối đa 60Hz đến 240Hz, Nvidia cung cấp danh sách đầy đủ các loại màn hình tương thích trên trang web của họ. Mức giá thì dao động trong khoảng rất lớn từ 100$ đến hơn 1.000$.



G-Sync TV

G-Sync TV

Kể từ khi G-Sync được ra mắt vào năm 2013, nó luôn dành riêng cho màn hình. Tuy nhiên, Nvidia đang dần mở rộng nó ra, họ đã hợp tác với LG để chứng nhận các LG OLED TV gần đây có “G-Sync Compatible”. Lưu ý bạn sẽ cần một số driver và firmware để bắt đầu, Nvidia đã nêu rõ điều này trên trang web của họ.

FreeSync: giải pháp liệu có thay thế được G-Sync?

AMD chắc chắn không muốn đứng ngoài cuộc chơi, do đó FreeSync đã được tạo ra để cạnh tranh với Nvidia. Mặc dù nó cũng bắt nguồn từ công nghệ VESA Adaptive-Sync, nhưng một trong những điểm khác biệt chính là nó không sử dụng phần cứng độc quyền. Thay vào đó, các màn hình được chứng nhận FreeSync sử dụng bo mạch tỷ lệ có sẵn, giúp giảm chi phí. Phần cứng AMD duy nhất bạn cần cho FreeSync là GPU mang nhãn hiệu Radeon.

FreeSync vs. G-Sync

FreeSync có nhiều quyền tự do hơn trong các tùy chọn màn hình được hỗ trợ, và bạn cũng không cần thêm phần cứng. Vì vậy, FreeSync là một giải pháp thay thế thân thiện với ngân sách hơn là so với G-Sync.

Nhưng nói tóm lại, bất kể bạn lựa chọn công nghệ nào thì mỗi cái đều có những lợi thế riêng của nó.



Một số nhược điểm của G-Sync

Nhược điểm lớn nhất của G-Sync chắc chắn là giá bán. Cho dù bạn đang tìm mua laptop hay máy tính để bàn, G-Sync yêu cầu cả màn hình và card đồ họa đều phải hỗ trợ nó. Mặc dù có nhiều card đồ họa tương thích với G-Sync, mang đến cho bạn nhiều lựa chọn phù hợp với túi tiền, nhưng màn hình Nvidia G-Sync hầu như luôn đắt hơn so với AMD Freesync. Thậm chí, đối với laptop tương thích G-Sync còn có thể đắt hơn nữa.

Ngoài ra, người dùng đã chỉ ra được sự thiếu tương thích với công nghệ Optimus của Nvidia. Optimus được triển khai trên nhiều laptop, giúp điều chỉnh hiệu suất đồ họa để cung cấp năng lượng cần thiết cho các chương trình đồ họa chuyên sâu và tối ưu hóa tuổi thọ của pin. Bởi vì công nghệ này dựa trên hệ thống đồ họa tích hợp, các khung hình di chuyển đến màn hình theo một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải khi chúng được tạo ra như đã thấy với G-Sync.

Mọi người có thể mua một thiết bị hỗ trợ Optimus hoặc một thiết bị hỗ trợ G-Sync, nhưng dường như không có loại laptop nào có thể làm tốt được cả hai điều này.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “G-Sync là gì? Đánh giá những Điểm mạnh và Điểm yếu của G-Sync“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (4 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận