Home Thủ Thuật Máy Tính So sánh G-Sync và FreeSync: Công nghệ nào là lựa chọn tốt nhất?

So sánh G-Sync và FreeSync: Công nghệ nào là lựa chọn tốt nhất?

by Hoàng Trần



Nếu đã từng gặp phải hiện tượng xé hình khi chơi game trên PC, bạn sẽ thấu hiểu điều đó có thể gây khó chịu đến như thế nào. Mặc dù có một cách khắc phục đơn giản là bật V-Sync, nhưng điều đó có thể gây bất lợi cho hiệu suất của toàn hệ thống.

Nvidia và AMD đã nỗ lực giải quyết vấn đề trong khi vẫn duy trì tốc độ khung hình tốt nhất cho người chơi, cả hai nhà sản xuất này đều đã chuyển sang những công nghệ mới tiên tiến hơn V-Sync. Từ đó, các chuyên gia đưa ra khuyến nghị rất rõ ràng: Nếu bạn có GPU Nvidia, hãy sử dụng G-Sync. Còn nếu bạn có GPU AMD, hãy sử dụng FreeSync.

Nhưng nếu bạn đang muốn tìm mua màn hình hay card đồ họa, bạn rất phân vân không biết chính xác sự khác biệt là gì và công nghệ nào là tốt nhất cho thiết lập của bạn, mời bạn đến ngay với bài viết so sánh G-Sync và FreeSync của chúng tôi để tìm câu trả lời.

So sánh G-Sync và FreeSync

G-Sync và FreeSync: Hiệu suất

Cả hai công nghệ đều được thiết kế để giúp trải nghiệm chơi game mượt mà hơn, giảm độ trễ đầu vào và ngăn chặn hiện tượng xé hình. Nhưng chúng có các phương pháp khác nhau để hoàn thành các mục tiêu này, G-Sync của Nvidia hoạt động thông qua một con chip tích hợp trong cấu trúc màn hình, còn FreeSync của AMD sử dụng chức năng của video card để quản lý tốc độ làm tươi màn hình bằng Adaptive Sync tiêu chuẩn – kết quả dẫn tới sự khác biệt về hiệu suất.



Người dùng cần lưu ý rằng việc bật FreeSync sẽ giảm hiện tượng giật và xé hình, nhưng một số màn hình lại có một vấn đề khác gọi là Ghosting. Khi các đối tượng di chuyển trên màn hình, chúng để lại hình ảnh bóng mờ ở vị trí cuối cùng của chúng. Hiện tượng này một số người không nhận thấy, nhưng nó vẫn có thể gây khó chịu cho số đông những người khác.

Cả FreeSync và G-Sync đều bị ảnh hưởng khi tốc độ khung hình không được đồng bộ hóa liên tục trong phạm vi làm tươi của màn hình. G-Sync có thể gây ra các vấn đề hiển thị nhấp nháy ở tốc độ khung hình rất thấp, dù cho công nghệ này vẫn luôn cố gắng khắc phục nhưng vẫn có những ngoại lệ. Trong khi đó, FreeSync có vấn đề giật hình nếu tốc độ khung hình giảm xuống dưới tốc độ làm tươi tối thiểu đã nêu của màn hình. Một số màn hình FreeSync có phạm vi làm tươi thích ứng cực kỳ hẹp và nếu video card của bạn không thể phân phối khung hình trong phạm vi đó, các vấn đề sẽ phát sinh.

G-Sync và FreeSync: Hiệu suất

Các reviewer đã so sánh không ít thiết bị của hai công nghệ này, chúng cạnh tranh nhau rất khốc liệt, nhưng dường như nhiều người thích chất lượng của G-Sync hơn. G-Sync không gây các vấn đề giật hình ở tốc độ khung hình thấp, do đó mượt mà hơn trong các tình huống thực tế. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, các nâng cấp công nghệ đồng bộ hóa (và nâng cấp GPU) đang dần cải thiện những vấn đề này cho cả G-Sync và FreeSync.



G-Sync và FreeSync: Lựa chọn và Giá bán

Một trong những điểm khác biệt đầu tiên mà bạn sẽ nghe mọi người nói về công nghệ làm tươi thích ứng, bên cạnh sự cạnh tranh chung giữa Nvidia và AMD, đó là sự khác biệt giữa tiêu chuẩn mở và tiêu chuẩn đóng. Trong khi G-Sync là công nghệ độc quyền của Nvidia và yêu cầu sự cho phép và hợp tác với họ để sử dụng, FreeSync của AMD miễn phí cho bất kỳ nhà phát triển hoặc nhà sản xuất nào sử dụng. Vì vậy, có sẵn nhiều lựa chọn màn hình hỗ trợ FreeSync hơn.

Màn hình FreeSync

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể sử dụng kết hợp cả hai công nghệ. Mặc dù với màn hình, bản thân nó sẽ hoạt động bất kể nhãn hiệu của card đồ họa và có thể cung cấp cả hỗ trợ Freesync và G-Sync, nhưng G-Sync thì chỉ khả dụng trên card đồ họa Nvidia, Freesync thì lại hoạt động được trên tất cả các card AMD và một số card Nvidia. Nhưng, có một điểm khó khăn – nó chỉ được đảm bảo hoạt động chính xác trên các màn hình FreeSync được chứng nhận “Nvidia G-Sync Compatible”. Các loại card đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và được Nvidia phê duyệt để đảm bảo rằng FreeSync chạy trơn tru.

Nếu bạn muốn đi theo lộ trình Nvidia đề ra, module của màn hình sẽ xử lý công việc nặng nhọc liên quan đến việc điều chỉnh tốc độ làm tươi. Chúng luôn có xu hướng đắt đỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh Freesync, mặc dù hiện nay cũng đã có những màn hình G-Sync giá cả phải chăng hơn.

Màn hình G-Sync

Hầu hết các loại card đồ họa Nvidia thế hệ gần đây đều hỗ trợ G-Sync. Blur Busters có một danh sách rất tốt về các GPU Nvidia tương thích mà bạn có thể tham khảo, để xem liệu card hiện tại của bạn có hỗ trợ G-Sync hay không.



Bạn sẽ không phải chi trả thêm nhiều tiền cho một màn hình có FreeSync. Không giống như G-Sync, không có khoản phí bảo hiểm nào cho nhà sản xuất đưa vào. FreeSync nằm ở phân khúc tầm trung, thường đi kèm trong màn hình 1440p và tốc độ làm tươi 144Hz.

G-Sync và FreeSync: Premium version

G-Sync và Freesync không chỉ là các tính năng, chúng còn là chứng chỉ mà các nhà sản xuất màn hình phải đáp ứng. Trong khi các thông số kỹ thuật cơ bản cho phép đồng bộ hóa khung hình, hiện cũng có sẵn các phiên bản cao cấp (premium version) nghiêm ngặt hơn của cả G-Sync và Freesync. Nếu các nhà sản xuất màn hình đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe này, thì người dùng có thể yên tâm rằng màn hình cũng có chất lượng cao hơn.

FreeSync Premium và FreeSync Premium Pro

Tùy chọn cao cấp của AMD bao gồm:

  • FreeSync Premium: Premium yêu cầu màn hình hỗ trợ tốc độ làm tươi 120Hz để có trải nghiệm độ phân giải 1080p hoàn hảo. Nó cũng bổ sung tính năng bù đắp tốc độ khung hình thấp (LFC), sao chép và mở rộng khung hình nếu tốc độ khung hình giảm xuống để giúp có trải nghiệm mượt mà hơn.
  • FreeSync Premium Pro: Trước đây còn được gọi là FreeSeync 2 HDR, phiên bản FreeSync cao cấp nhất này được thiết kế đặc biệt cho nội dung HDR và ​​nếu màn hình hỗ trợ nó, thì chúng phải đảm bảo độ sáng ít nhất 400 nits cho HDR, cùng với tất cả các lợi ích có được của FreeSync Premium.



G-Sync Ultimate

Các tùy chọn G-Sync của Nvidia cũng được phân cấp:

  • G-Sync Compatible (dịch ra là G-Sync Tương thích): Ở phân cấp dưới cùng, cung cấp chức năng G-Sync cơ bản trong các màn hình không được thiết kế với G-Sync (chẳng hạn như một số màn hình Freesync đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của nó).
  • G-Sync: Là tùy chọn tiêu chuẩn.
  • G-Sync Ultimate: Các màn hình có tính năng cao cấp nhất là ở trạng thái G-Sync Ultimate. Ultimate tương tự như FreeSync Premium Pro, một tùy chọn nâng cao có sẵn trên các GPU và màn hình mạnh mẽ hơn được thiết kế để hỗ trợ HDR và ​​độ trễ thấp. Nó từng yêu cầu độ sáng tối thiểu 1.000 nits, nhưng điều đó gần đây đã giảm xuống, chỉ còn yêu cầu khả năng tương thích VESA HDR400, hoặc dao động quanh khoảng 400 nits.

G-Sync và FreeSync: Kết luận

Tóm lại, G-Sync của Nvidia và FreeSync của AMD đều đi kèm với các tính năng tuyệt vời có thể cải thiện trải nghiệm chơi game của bạn. Nếu theo quan điểm cá nhân khi so sánh hai màn hình, màn hình G-Sync đi kèm với danh sách tính năng tốt hơn một chút, đặc biệt là đối với các sản phẩm được đánh giá ở cấp độ G-Sync Ultimate. Thật vậy, nếu bạn đã sở hữu một card đồ họa tốt, thì việc mua một màn hình đi kèm đồng bộ với GPU của bạn là hợp lý nhất.

Trường hợp bạn cần tiết kiệm ngân sách, màn hình FreeSync và GPU hỗ trợ FreeSync là những lựa chọn có mức giá “mềm” hơn.



Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “So sánh G-Sync và FreeSync: Công nghệ nào là lựa chọn tốt nhất?“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận