Bạn có thể quen miệng nói ngay các số 3, 5 hoặc 7 sau chữ “i” trong “Core iX”. Nhưng như thế là chưa hết, lại còn có thêm những số và chữ cái bổ sung đi sau phần “Core iX” – chúng thực sự sẽ cho bạn biết thêm một chút thông tin về hiệu suất của CPU.
Vậy trong bài viết này, mời bạn cùng chúng tôi đến với chủ đề: Hướng dẫn nhận biết các ký hiệu trên CPU Intel Core.
Số ngay bên cạnh chữ “i” đại diện cho phân dòng CPU Intel Core và hiệu suất tổng thể
CPU Intel Core “i3” có hiệu suất thấp hơn, phù hợp nhất cho các máy tính giá rẻ.
CPU Intel Core “i5” có hiệu suất tầm trung, phù hợp với người dùng cơ bản và người dùng tiết kiệm.
CPU Intel Core “i7” có hiệu suất cao hơn, phù hợp với người dùng nâng cao và các chuyên gia sử dụng các phần mềm ngốn nhiều hiệu năng. Ví dụ như chơi các tựa game nặng, chỉnh sửa ảnh Photoshop hoặc chỉnh sửa video Premiere.
Tham khảo thêm:
- CPU là gì? Tìm hiểu các chức năng của CPU trong Máy tính
- Intel Core i3, i5 và i7 là gì? So sánh sự khác biệt giữa các dòng CPU này
- Ryzen 3, 5, 7, 9 là gì? Bài viết hướng dẫn toàn tập về CPU AMD
Số đầu tiên trong dãy số phía sau đại diện cho thế hệ CPU Intel Core
Thế hệ CPU thứ tám của Intel sẽ luôn có “8” là con số đầu tiên trong dãy số phía sau phần “iX”. Thế hệ thứ chín sẽ có “9”, thế hệ thứ mười sẽ có “10”, thế hệ thứ mười một sẽ có “11”,…
Con số càng thấp, thế hệ càng cũ. Vì vậy khi bạn mua một chiếc máy tính mới, bạn thường nên tránh những máy có CPU thấp hơn thế hệ mới nhất từ hai thế hệ trở lên.
Ba số tiếp theo sau số thế hệ đại diện cho hiệu suất CPU Intel Core. Con số càng cao, hiệu suất càng mạnh
Ví dụ, Intel Core i5 8″400” chắc chắn sẽ yếu hơn Intel Core i5 8″600“.
Sự khác biệt chính là tốc độ xung nhịp (clock speed) và tốc độ xung nhịp tăng cường (boost clock speed). Tốc độ xung nhịp càng cao, CPU có thể xử lý nhanh hơn những gì bạn muốn.
Intel Core i5 8400 có tốc độ xung nhịp là 2.80 GHz và tốc độ xung nhịp tăng cường là 4.0 GHz. Trong khi đó, Intel Core i5 8600 có thể xử lý mọi thứ nhanh hơn với tốc độ xung nhịp cao hơn là 3.1 GHz và tốc độ xung nhịp tăng cường lên tới 4.3 GHz. Người dùng cơ bản có thể chọn một chiếc máy tính rẻ hơn với Core i5 8400, trong khi người dùng tiết kiệm có thể chọn máy tính có trang bị Core i5 8600 đắt hơn một chút để tăng thêm sức mạnh.
Tuy những con số này tạo ra sự khác biệt hiệu suất nhỏ hơn so với con số trong phần “iX” (phân ra các dòng CPU), nhưng chúng vẫn quan trọng.
Ý nghĩa các ký hiệu chữ cái phía đuôi của CPU Intel Core
Những CPU Intel Core mà có ký hiệu các chữ cái như “K” và “U” ở phía đuôi cho bạn ý tưởng về việc chúng được thiết kế cho mục đích và hiệu suất của loại máy tính nào. Còn một số máy tính có CPU Intel Core mà không có bất kỳ chữ cái nào nhìn giống như vậy, thì đó là các mô hình CPU cơ bản, tiêu chuẩn.
Những CPU Intel Core “K” thường nhanh nhất, với tốc độ xung nhịp cao hơn so với các CPU tiêu chuẩn không có chữ cái ký hiệu nào. Điều đó cũng có nghĩa là con CPU đã được “mở khóa”, trong đó người dùng có thể điều chỉnh tốc độ xung nhịp – hoặc “ép xung” – để tăng thêm một chút hiệu suất so với những gì bình thường nhận được. Thông thường, chủ yếu là những người đam mê “vọc vạch công nghệ” sẽ có xu hướng ép xung CPU của họ, và chúng chủ yếu được thiết kế cho máy tính để bàn hoặc laptop hiệu suất cao.
Ký hiệu chữ “G” nghĩa là CPU được trang bị bộ xử lý đồ họa tích hợp. Hầu hết các CPU của Intel đều đi kèm với bộ xử lý đồ họa tích hợp cơ bản, để bạn có thể hiển thị thứ gì đó trên màn hình của mình mà không cần một card đồ họa hoàn toàn riêng biệt. Nhưng bộ vi xử lý “G” của Intel đi kèm với bộ xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn, có thể “gồng gánh” được các ứng dụng và tựa game nặng nề hơn. Và thêm một điều rất đáng ngạc nhiên, đó là bộ xử lý đồ họa trong CPU “G” của Intel lại đến từ đối thủ chính của họ, AMD.
Tham khảo thêm:
- Card đồ họa là gì? Tìm hiểu các chức năng của Card đồ họa
- Card đồ họa (onboard và rời) là gì? So sánh ưu nhược điểm của chúng
Ký hiệu chữ “T” nghĩa là CPU được thiết kế để sử dụng ít điện năng hơn, kéo theo hiệu suất cũng kém hơn so với các CPU tiêu chuẩn không có bất kỳ chữ cái nào.
Ký hiệu chữ “U” nghĩa là CPU được thiết kế cho laptop và thiết bị di động, bởi vì CPU “U” là mẫu “ultra-low power” của Intel. Chúng yếu hơn vì chúng sử dụng ít điện năng hơn so với các mẫu “T”, và có tốc độ xung nhịp chậm hơn so với các mẫu tiêu chuẩn tương đương, không phải “U” của chúng. Bằng cách cắt giảm xuống tốc độ xung nhịp chậm hơn, chúng ít bị nóng hơn và có nguy cơ hư hỏng do nhiệt thấp hơn. Điều đó rất tốt cho các dòng laptop mỏng nhẹ, có khả năng tản nhiệt hạn chế so với máy tính để bàn và laptop kích thước lớn hơn.
Đó là chúng tôi đã đi qua những ký hiệu thường gặp nhất, còn nếu không, bạn có thể tìm hiểu thêm về tất cả các ký hiệu CPU Intel Core tại chính trang web của Intel.
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Hướng dẫn nhận biết các ký hiệu trên CPU Intel Core“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn một ngày tốt lành !!!