Home Thủ Thuật Máy Tính Ổ cứng máy tính là gì? Cách phân loại và Những thông số quan trọng

Ổ cứng máy tính là gì? Cách phân loại và Những thông số quan trọng

by Hoàng Trần



Ổ cứng máy tính là gì? Đó là một câu hỏi phổ biến và là một câu hỏi mà chúng tôi rất sẵn lòng trả lời. Cho dù bạn đang tìm cách nâng cấp ổ cứng, cố gắng chọn mua bộ máy tính có ổ cứng phù hợp, hay chỉ đang cố gắng tìm hiểu xem mọi người đang nói gì, hãy tiếp tục đọc bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng giải thích mọi thứ thật dễ hiểu, và cung cấp cho bạn thêm một vài mẹo về những thông số ổ cứng nào quan trọng.

Ổ cứng máy tính là gì?

Ổ cứng là nơi giúp máy tính lưu trữ dữ liệu lâu dài, không chỉ những thứ tự tay bạn lưu lại mà còn có tất cả code cần thiết cho hệ điều hành, cho trình duyệt sử dụng để truy cập internet, hay trình điều khiển cho phụ kiện và mọi thứ khác. Khi đề cập đến lưu trữ máy tính, ổ cứng HDD hoặc SSD thường được sử dụng.

Ổ cứng máy tính là gì?

Mỗi ổ cứng đều có một lượng dung lượng cụ thể. Một phần nhỏ không gian trong đó sẽ được tự động sử dụng bởi hệ điều hành và các cài đặt sao lưu. Tuy nhiên, phần còn lại có thể chứa đầy những dữ liệu mà bạn cần tải xuống và lưu trữ, cho dù đó là một trò chơi mới hay một bức ảnh vui nhộn mà ai đó đã chia sẻ,…

Hiện nay thì dung lượng ổ cứng đã không còn quan trọng như trước đây nữa. Đó là vì sự ra đời của các phần mềm dựa trên đám mây không yêu cầu bộ nhớ cục bộ. Hơn nữa, nhiều loại hình dữ liệu cũng có thể được lưu trữ trên đám mây, giúp giải phóng không gian quý giá trên ổ cứng.

Sự phụ thuộc dựa trên đám mây này – dựa vào các máy chủ từ xa và ổ cứng của chúng trong trung tâm dữ liệu – ban đầu đã thúc đẩy nền tảng Chrome OS của Google. Do đã phụ thuộc vào các giải pháp truyền trực tuyến và đám mây, Chromebook có rất ít dung lượng lưu trữ vật lý. Điều đó đang thay đổi ở một mức độ nào đó, nhờ sự hỗ trợ ngày càng tăng cao cho các ứng dụng Google Play Android.



Lịch sử của Ổ cứng máy tính

Lịch sử của Ổ cứng máy tính

Vào năm 1956, Reynold B. Johnson đã phát triển ổ cứng thực đầu tiên tại IBM. Ban đầu, nhóm của Johnson đã thử nghiệm các phương pháp khác để lưu trữ dữ liệu trên những thứ như băng từ. Tuy nhiên, nhóm của ông đã phát hiện ra cách lưu trữ thông tin (dưới dạng byte) trên kim loại, đĩa từ, có thể ghi đè lên bằng thông tin mới theo ý muốn. Điều này dẫn đến sự phát triển của một đĩa tự động có khả năng tự đọc giống như một máy ghi âm – ngoại trừ việc kích thước bị lớn hơn nhiều. Phiên bản thương mại đầu tiên, RAMAC, có ổ cứng lớn đến gần bằng một cái bếp ăn.

IBM 305 RAMAC - Máy tính đầu tiên có trang bị Ổ cứng

IBM 305 RAMAC – Máy tính đầu tiên có trang bị Ổ cứng

Sau đó, vào cuối những năm 1960, IBM đã phát triển đĩa mềm để dễ dàng tải code vào máy tính lớn của họ. Các đĩa này ban đầu có đường kính 8 inch, đóng gói dữ liệu chỉ đọc (read-only). Ổ đĩa đọc / ghi thương mại đầu tiên không xuất hiện cho đến năm 1972 khi người đứng đầu nhóm – Alan Shugart – chuyển đến Memorex.

Nhìn chung, hai bộ phận này – đĩa từ tự động và đĩa “mềm” nhỏ hơn, có thể chuyển nhượng – đã trở thành xương sống của ổ cứng đầu tiên. Trong nhiều năm, phương pháp lưu trữ dữ liệu vẫn được giữ nguyên, trong khi những cải tiến lớn đã được thực hiện về cách ổ cứng có thể lưu trữ, đọc và cuối cùng là ghi dữ liệu trên đĩa.



Cách phân loại Ổ cứng máy tính

Ổ cứng có thể gắn trong hoặc gắn ngoài (hay còn thường được gọi là ổ cứng cục bộ và ổ cứng di động).

Ổ cứng máy tính gắn ngoài

Gắn trong nghĩa là ổ cứng nằm bên trong máy tính và kết nối trực tiếp với mainboard, nhưng không phải lúc nào cũng có thể được tháo lắp / nâng cấp. Ví dụ, vỏ case của máy tính để bàn có thể dễ dàng tháo ra để ngắt kết nối ổ cứng cũ và kết nối ổ cứng mới. Đây là một bản nâng cấp nhanh chóng, đơn giản. Tuy nhiên, trên laptop thì quá trình nâng cấp có thể không đơn giản như vậy.

Gắn ngoài nghĩa là ổ cứng được đặt bên ngoài máy tính và thường được kết nối thông qua cáp USB / cáp Thunderbolt. Do cổng kết nối nên tùy chọn này thường cho tốc độ chậm hơn, nhưng bù lại nó có thể dễ dàng được tháo ra mà không gặp bất kỳ sự cố lớn nào.



Bên cạnh ổ cứng gắn trong và gắn ngoài, hiện nay có một cách phân loại ổ cứng khác mà chúng ta bắt gặp nhiều hơn, đó là ổ đĩa cứng (HDD) và ổ cứng thể rắn (SSD).

Ổ đĩa cứng (HDD) và Ổ cứng thể rắn (SSD)

Có một sự khác biệt rất lớn giữa hai loại mà chúng tôi đã giải thích trong một bài viết riêng khá dài, SSD và HDD. Tuy nhiên, dưới đây là những giải thích tóm gọn:

Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD và HDD

HDD: Ổ đĩa cứng sử dụng một đĩa từ quay tròn chứa thông tin được ghi trong các rãnh rất nhỏ – giống như một máy ghi âm. Điều này đòi hỏi các bộ phận chuyển động, cụ thể là đầu đọc / ghi dữ liệu vào đĩa khi cần thiết và động cơ để quay đĩa. Đó là một phương pháp đơn giản, giúp cho việc mua ổ cứng HDD trở nên rất rẻ, đặc biệt là khi bạn cần tới các thiết lập lưu trữ dung lượng lớn.

SSD: Không có bộ phận chuyển động nào bên trong SSD. Thay vào đó, các ổ cứng này sử dụng chất bán dẫn lưu trữ thông tin bằng cách thay đổi trạng thái điện của các tụ điện rất nhỏ. Vì vậy, chúng nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD và có thể lưu trữ thông tin dễ dàng hơn mà không có nguy cơ các bộ phận bị hao mòn. SSD chính là lý do tại sao các dòng máy tính hiện đại có thể khởi động nhanh đến như vậy.



Những thông số quan trọng của Ổ cứng máy tính

1. Tốc độ: Tốc độ của ổ cứng phụ thuộc vào tốc độ nó có thể đọc / ghi dữ liệu. Cổng kết nối với máy tính cũng ảnh hưởng đến thông số này. Kết nối kém có thể làm tắc nghẽn luồng dữ liệu và kết quả là ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Đối với ổ cứng cơ học HDD, tốc độ quay cũng rất cần thiết: ví dụ như ổ 7200RPM chắc chắn nhanh hơn ổ 5400RPM (Round Per Minute). Tuy nhiên, cả hai đều chậm hơn rất nhiều so với SSD.

2. An toàn vật lý: Ổ cứng cần có khả năng chống lại những va chạm và va đập không thường xuyên. Đó là tất cả những gì về an toàn vật lý – khả năng chống lại những hư hỏng có thể dẫn đến việc mất dữ liệu trên thiết bị của bạn. An toàn vật lý chủ yếu là về độ bền, và đó là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với cả ổ cứng gắn trong và ổ cứng gắn ngoài.

Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, là một yếu tố cần thiết để xem xét. Ngoài ra, một số nhà sản xuất ổ cứng cũng trang bị thêm cho sản phẩm của họ các tính năng ngăn chặn hack / ngăn chặn hành vi trộm cắp.

3. Cổng kết nối: Bạn sẽ cần lựa chọn ổ cứng có các cổng phù hợp với máy tính của bạn, như PCI Express, Thunderbolt, USB hoặc SATA. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn nắm bắt được các loại kết nối trên máy tính của mình.



Các loại ổ cứng khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ khác nhau. Ví dụ, ổ cứng SSD gắn ngoài nếu gắn với một cổng kết nối cũ sẽ hạn chế đáng kể luồng dữ liệu. Bạn nên tìm hiểu thêm về các kết nối khả dụng của mình, và rồi lấy tùy chọn tốt nhất để hoạt động với phần cứng hiện có.

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Ổ cứng máy tính là gì? Cách phân loại và Những thông số quan trọng“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận