Home Thủ Thuật Máy Tính Ổ cứng SSD là gì? Cách phân loại và Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD là gì? Cách phân loại và Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD

by Hoàng Trần



Những năm gần đây, loại ổ cứng SSD đang nổi lên thực sự mạnh mẽ và được rất nhiều người ưa dùng. Vậy nếu bạn vẫn còn chưa chắc chắn ổ cứng SSD là gì, cách phân loại cũng như các ưu và nhược điểm của chúng, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng thể rắn (SSD) là một thiết bị lưu trữ thế hệ mới thường được sử dụng trong máy tính. SSD sử dụng bộ nhớ dựa trên flash, cho tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với đĩa cứng cơ học truyền thống. Vì vậy, việc nâng cấp lên SSD là một trong những cách tốt nhất để tăng tốc máy tính của bạn.

Ổ cứng SSD là gì?

Lịch sử ra đời của ổ cứng SSD

Trong nhiều thập kỷ, dữ liệu được lưu trữ chủ yếu trên ổ cứng cơ học. Các ổ đĩa cứng truyền thống (HDD) này chủ yếu dựa trên các bộ phận chuyển động, giống như một đầu đọc / ghi quay đi quay lại để thu thập dữ liệu. Điều đó làm cho ổ cứng “bị mang tiếng” là thành phần dễ bị lỗi nhất trong máy tính.

Ổ cứng thể rắn (SSD) mới thì hoạt động hoàn toàn khác, nó sử dụng một chip nhớ đơn giản được gọi là bộ nhớ flash NAND, không có bộ phận chuyển động và thời gian truy cập gần như tức thì.



Những thử nghiệm ban đầu với công nghệ tương tự như SSD bắt đầu vào những năm 1950, cho đến những năm 1970 và 1980, chúng đã được sử dụng trong các siêu máy tính cao cấp. Tuy nhiên ở thời đó, công nghệ này cực kỳ đắt đỏ mà dung lượng lưu trữ lại nhỏ (2MB – 20MB). Đôi khi, công nghệ SSD được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và hàng không vũ trụ, nhưng nó vẫn chưa được sử dụng trong các thiết bị tiêu dùng cho đến những năm 1990.

Vào đầu những năm 1990, những đổi mới về phần cứng đã giúp cho giá thành SSD giảm xuống. Nhưng, tuổi thọ và kích thước vẫn là một vấn đề: Một ổ SSD có tuổi thọ khoảng 10 năm. Phải đến cuối những năm 2000, SSD mới bắt đầu trở nên đáng tin cậy hơn và cung cấp khả năng sử dụng liên tục trong nhiều thập kỷ với tốc độ truy cập chấp nhận được.

Các chip nhớ trên SSD có thể so sánh với bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM). Thay vì một đĩa từ tính, các tệp được lưu trên một lưới các ô flash NAND. Mỗi lưới (hay còn gọi là block) có thể lưu trữ từ 256KB đến 4MB. Bộ điều khiển của ổ SSD có địa chỉ chính xác của các khối, để khi máy tính của bạn yêu cầu tệp, nó sẽ (gần như) có sẵn ngay lập tức, không phải đợi một đầu đọc / ghi để dò tìm thông tin mà nó cần. Do đó, thời gian truy cập SSD được đo bằng nano giây.

Nhưng, hãy lưu ý rằng thời đại của ổ đĩa cứng truyền thống còn lâu mới kết thúc. Ở thời điểm hiện tại, bạn vẫn cần phải chi ra thêm một khoản tiền khá lớn cho ổ cứng SSD nếu so với ổ cứng HDD, với cùng một dung lượng lưu trữ. (Ngay cả loại ổ cứng SSD cấp thấp cũng đã đắt hơn ổ cứng HDD khoảng 3 – 4 lần).

Chính vì lý do đó, rất nhiều người dùng đã chọn cách sử dụng kết hợp cả ổ cứng SSD và HDD: tận dụng tốc độ của ổ cứng SSD để cài hệ điều hành và những phần mềm thường xuyên sử dụng, còn ổ cứng HDD dung lượng cao để lưu trữ những thứ ít quan trọng hơn như game, phim ảnh, dữ liệu backup,… giúp họ vừa tối ưu được hiệu suất lại vừa tối ưu được chi phí.

Chúng tôi thực sự khuyên bạn cũng nên làm tương tự như vậy, nếu không được quá dư dả về tài chính.



Ổ cứng SSD thường được sử dụng để làm gì?

Những năm trước, việc áp dụng SSD đã bắt đầu trong các lĩnh vực công nghệ hiệu suất cao và trong PC của những người đam mê, nơi mà thời gian truy cập cực thấp và thông lượng cao của ổ cứng khiến chi phí cao hơn. Còn hiện nay, chúng đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận – hay thậm chí là lựa chọn mặc định – trong những chiếc laptop và PC phổ thông giá rẻ hơn.

SSD có những lợi ích cụ thể trong các lĩnh vực sau:

  • Kinh doanh: Các công ty làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ (chẳng hạn như môi trường lập trình hoặc phân tích dữ liệu) thường cần dựa vào SSD, vì thời gian truy cập và tốc độ truyền tệp là rất quan trọng.
  • Gaming: Khoản đầu tư cho SSD là xứng đáng nếu bạn có nhu cầu chơi các tựa game “hạng nặng” (ví dụ như game AAA), giúp giảm được thời gian chờ loading đi rất nhiều. Vì các tựa game kiểu này cần liên tục tải và ghi tệp (kết cấu, bản đồ, cấp độ, nhân vật,…).
  • Tính di động: SSD có yêu cầu điện năng thấp, do đó góp phần tăng tuổi thọ pin tốt hơn cho laptop / máy tính bảng. Ổ cứng SSD cũng có khả năng chống sốc, giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu khi thiết bị di động bị rơi.
  • Máy chủ: Máy chủ doanh nghiệp rất cần trang bị SSD để có tốc độ đọc / ghi nhanh, nhằm phục vụ tốt khách hàng của họ.

Ổ cứng SSD sử dụng cho Máy chủ



Phân loại ổ cứng SSD

Phân loại ổ cứng SSD

Khi tìm mua ổ cứng SSD, chắc chắn bạn sẽ gặp phải một số thuật ngữ khác nhau như “mSATA” hoặc “PCIe”. Vậy chúng có ý nghĩa như thế nào? Dưới đây là sơ lược về những điều bạn cần biết.

Để gắn ổ cứng SSD vào hệ thống PC của bạn, tất nhiên bạn sẽ cần kết nối nó bằng một cổng giao tiếp cụ thể. Hiện nay, có các cổng giao tiếp phổ biến là:

1. SSD PCIe và NVMe: PCI Express (PCIe) thường được sử dụng để kết nối card đồ họa, card mạng hay nhiều các thiết bị ngoại vi hiệu suất cao khác. Cổng kết nối này cung cấp băng thông cao và độ trễ thấp, rất lý tưởng khi bạn cần sự giao tiếp cực nhanh giữa SSD và CPU / RAM của mình. Các ổ cứng SSD sử dụng loại kết nối này dựa trên tiêu chuẩn Nonvolatile Memory Express (NVMe), mang lại tốc độ input / output trên mỗi giây (IOPS) cao hơn và độ trễ thấp hơn so với SATA (chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bên dưới). NVMe tự hào có thông lượng thô lên đến 16 GBit/s – nhờ có nhiều kênh song song – chạy với tốc độ lên tới 4.000MB mỗi giây.

Ổ cứng SSD NVMe

2. SSD mSATA III, SATA III và SSD truyền thống: Serial Advanced Technology Attachment (SATA) là một cổng kết nối cũ hơn được thiết kế đặc biệt để lưu trữ, với tốc độ khoảng 600MB mỗi giây hoặc lên đến 6 GBit/s. Bạn có thể dễ nhận thấy là tốc độ của NVMe nhanh hơn đáng kể, do đó SATA đang dần bị NVMe loại bỏ. Tuy nhiên, PC / laptop cũ hơn có ổ đĩa cứng sẽ vẫn được hưởng lợi nhiều từ việc nâng cấp lên SSD dựa trên SATA.

Ổ cứng SSD SATA

SSD cũng đã có sẵn ở hầu như tất cả các loại dung lượng lưu trữ, bạn có thể thoải mái lựa chọn bắt đầu từ khoảng 32GB và lên tới 5TB. (Tất nhiên, dung lượng cao hơn đáng kể chỉ cần thiết đối với lưu trữ cấp doanh nghiệp, với mức giá cao hơn tương đối.)



Trong thời kỳ tồn tại ngắn ngủi của netbook (bạn còn nhớ chúng không? Chúng rẻ, nhưng chậm và mỏng manh), dòng PC Asus Eee nổi tiếng đã sử dụng 1GB đến 4GB SSD để lưu trữ, từ đó các phần của hệ điều hành được chạy để truy cập nhanh hơn. Đây là cách sử dụng chính thống đầu tiên của SSD. Rồi kể từ đó, ultrabook và cuối cùng là máy tính để bàn bắt đầu sử dụng SSD. Kích thước SSD phổ biến hiện nay là từ 250GB đến 500GB, đây là một không gian đủ rộng rãi để chứa hệ điều hành Windows, các chương trình phổ biến nhất và rất nhiều tệp cá nhân của bạn.

Ổ cứng SSD mang lại hiệu suất rất tốt

Ổ cứng là bộ phận chậm nhất trong bất kỳ hệ thống máy tính nào, cho dù bạn đầu tư bao nhiêu tiền cho nó. Ngay cả một SSD SATA tốc độ 600MB mỗi giây vẫn rất chậm so với các thành phần phần cứng khác, có thể có khả năng truyền 20 – 30 Gigabyte mỗi giây.

Do đó, SSD NVMe nhanh hơn có lẽ là khoản đầu tư tốt nhất cho một bộ máy tính mới, và nó cũng là bản nâng cấp tuyệt vời để tăng tốc PC / Mac hiện tại của bạn.



Để chứng minh sự khác biệt về tốc độ, bạn có thể tham khảo một bài bài kiểm tra thực tế tốc độ của ổ cứng SSD so với HDD dưới đây, kết quả thực sự đáng kinh ngạc:

Ổ cứng SSD mang lại hiệu suất rất tốt so với HDD

Ổ cứng SSD mang lại hiệu suất rất tốt so với HDD

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Ổ cứng SSD là gì? Cách phân loại và Ưu nhược điểm của ổ cứng SSD“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn sẽ thích

Để lại Bình luận