“Virtual RAM”, “dynamic RAM expansion”, “extended RAM”, rất có thể bạn đã nghe thấy ít nhất một trong những thuật ngữ này, nếu bạn có theo dõi các đợt ra mắt smartphone ở Ấn Độ. Hầu hết mọi người đều đã biết đến RAM, tuy nhiên, thuật ngữ RAM ảo (hoặc RAM mở rộng) cho điện thoại là tương đối mới, và ở đây chúng tôi sẽ giải thích ngắn gọn nó là gì, nó hoạt động như thế nào và liệu nó có thực sự hữu ích hay không.
Hãy lấy một vài ví dụ thực tế, Realme Narzo 30 5G mới được giới thiệu tại Ấn Độ đi kèm với 6GB RAM, nhưng với tính năng Dynamic RAM Expansion, mẫu điện thoại này có thể nhận được thêm tối đa 5GB RAM, nâng tổng số RAM lên tới 11GB. “Dynamic RAM Expansion” là thuật ngữ tiếp thị của Realme dành cho RAM ảo. Tương tự, iQoo sử dụng “extended RAM” và Vivo thì chỉ đơn giản gọi nó là “Virtual RAM”.
Mặc dù RAM ảo mới chỉ xuất hiện trên một số thiết bị, nhưng trong tương lai, tính năng này có thể là một phần thiết yếu của hầu hết các smartphone thuộc phân khúc giá bình dân.
RAM ảo cho điện thoại là gì?
Để hiểu được khái niệm RAM ảo, chúng ta cần hiểu RAM là gì trước. RAM trong điện thoại của bạn là một bộ nhớ “dễ bay hơi”, nhưng bù lại, RAM có tốc độ nhanh hơn bất kỳ loại bộ nhớ nào khác. Khi bạn mở một ứng dụng, nó sẽ được gọi là một tiến trình và các tiến trình này (khi mở nhiều ứng dụng) sẽ được lưu trữ trên RAM vật lý ở chế độ nền. Nhờ vậy, RAM cho phép bạn load ứng dụng nhanh hơn.
Với mục đích tương tự, RAM ảo sử dụng bộ nhớ trong của điện thoại để làm RAM tạm thời. Ví dụ, nếu điện thoại có RAM 6GB và bộ nhớ trong 128GB, khi bạn mở rộng RAM thêm 5GB, về mặt kỹ thuật, bạn sẽ có 11GB RAM và còn lại khoảng 123GB bộ nhớ trong.
Nói một cách dễ hiểu, RAM ảo là tính năng sẽ lấy đi một phần bộ nhớ trong của điện thoại sử dụng làm RAM bổ sung, giúp tăng tổng dung lượng RAM của bạn. Nhưng tất nhiên, bạn đừng bao giờ mong đợi RAM ảo có thể hoạt động hiệu quả được như RAM vật lý.
RAM ảo điện thoại hoạt động như thế nào?
Đối với những người dùng đã quen thuộc với Linux, tính năng này được sử dụng khá phổ biến và nó thực sự được mượn từ thế giới PC sang smartphone.
Mặc dù trong vài năm trước, cần phải có quyền truy cập root để mở rộng và nhận thêm RAM ảo, nhưng giờ đây thì mọi thứ đã đơn giản hơn nhiều – chỉ cần một nút bật/tắt và bạn sẽ nhận được nhiều RAM hơn. Về dung lượng RAM có thể mở rộng thì tùy thuộc vào thiết bị của bạn, và hiện tại, chúng tôi thường thấy RAM mở rộng cho phép từ 1GB đến tối đa 7GB.
Bây giờ, hãy xem RAM ảo hoạt động như thế nào trong thực tế, liệu nó có hiệu quả hay chỉ là một tính năng “làm màu”? Điều đầu tiên, nếu mở rộng RAM, bạn sẽ không thấy sự thay đổi về dung lượng RAM mà hệ thống sử dụng.
Để hiểu ý tưởng về cách RAM ảo hoạt động, hãy lấy một ví dụ ở đây. Hãy xem xét bạn có 10 ứng dụng đang mở trên thiết bị Android và không còn dung lượng trong RAM thực nữa, vì vậy, những gì thực sự xảy ra trong Android là hệ thống sẽ đóng các ứng dụng không chạy trong nền, hoặc không thực hiện bất kỳ tác vụ động nào trong nền – hay đơn giản chỉ là hệ thống “kill” ứng dụng có mức độ ưu tiên thấp nhất và ứng dụng nào mở sớm nhất trong số 10 ứng dụng.
Đây là lúc mà RAM ảo có ích. RAM ảo xử lý tất cả các ứng dụng không có bất kỳ chức năng động nào trong nền, và sẽ giữ các loại ứng dụng đó vào bộ nhớ trong một khoảng thời gian dài hơn. Hệ thống Android sẽ quan tâm và ưu tiên ứng dụng nào cần được lưu trữ trong bộ nhớ ảo và ứng dụng nào không nên lưu trữ.
Các kiểu ứng dụng như “Ghi chú” không có nhiều tác vụ động chạy trong nền sẽ được chuyển sang RAM ảo, nếu cần và khi cần. Điều này là do bộ nhớ trong tốc độ chậm hơn nhiều so với RAM, và nó sẽ không thể xử lý các “dynamic app” như ứng dụng thanh toán hoặc trò chơi. Chỉ những ứng dụng ít quan trọng hơn sẽ được chuyển sang bộ nhớ ảo trong Android, trong khi các tác vụ nặng hơn sẽ luôn được giữ trên bộ nhớ thực.
RAM ảo sẽ chỉ được sử dụng khi RAM vật lý sắp hết giới hạn để xử lý các tiến trình. Bằng cách sử dụng tính năng bộ nhớ ảo, nhiều ứng dụng hơn có thể tồn tại ở trong nền trong thời gian dài hơn – đặc biệt là các ứng dụng nhẹ sẽ nhường chỗ cho các ứng dụng và trò chơi nặng hơn.
Cuối cùng, nếu bạn cần cải thiện hiệu suất chơi game một cách rõ rệt, có lẽ bạn đừng nên đặt quá nhiều hy vọng vào RAM ảo.
Hiện giờ có phải là thời điểm của RAM ảo Điện thoại?
Công nghệ này không quá mới, như chúng ta đã thấy trên PC và smartphone có quyền truy cập root trước đó. Một vài năm trở lại đây, 4GB RAM thường là đủ, nhưng các ứng dụng đã dần trở nên nặng hơn và cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn. Do việc bổ sung thêm RAM qua con đường phần cứng là khó khăn và tốn kém, RAM ảo là một cách dễ dàng hơn để các thương hiệu cung cấp thêm bộ nhớ cho người dùng mà không phải chịu thêm chi phí.
Tương tự như 5G trên smartphone, RAM ảo cũng sẽ giúp bảo vệ thiết bị lâu bị lỗi thời hơn trong tương lai. Với các ứng dụng như Google Chrome, các trò chơi thế giới mở như Genshin Impact hay bắn súng sinh tồn như PUBG Mobile chiếm rất nhiều bộ nhớ, do đó mọi loại bộ nhớ RAM ít hay nhiều đều sẽ giúp ích. Ngoài ra, RAM ảo sẽ hữu ích khi nó đi kèm với quay video 4K và các ứng dụng AR, tất cả đều được dự kiến sẽ trở thành xu hướng phổ biến trong những năm tới.
Một vài câu hỏi thường gặp về RAM ảo điện thoại
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “RAM ảo cho Điện thoại là gì“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn một ngày tốt lành !!!